Yêu cầu vốn pháp định của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm chưa phù hợp

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển các dịch vụ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp sẽ mang đến các ý kiến đánh giá chất lượng tín dụng hay khả năng trả nợ của chủ thể phát hành hoặc công cụ nợ...

Đây là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, tăng trưởng và bền vững.

Fiin Group là một trong số ít những doanh nghiệp đã gia nhập ngành xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam năm 2020

Fiin Group là một trong số ít những doanh nghiệp đã gia nhập ngành xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam 2020

Tuy nhiên, theo đánh giá trong Báo cáo "Dòng chảy Pháp luật kinh doanh năm 2020" của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Quy định về điều kiện vốn pháp định cho dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là chưa phù hợp. 

Theo nhóm nghiên cứu, yêu cầu về vốn pháp định thường có trong các ngành nghề có tính đặc thù đòi hỏi phải có vốn và việc không có vốn thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nghề này sẽ tác động đến các lợi ích công cộng. Chẳng hạn: Ngân hàng – hoạt động kinh doanh chủ yếu trên cơ sở nhận tiền và cho vay, do đó cần phải đáp ứng điều kiện về vốn. 

Có thể bổ sung thêm yêu cầu về vốn pháp định đặt ra với nhiều lĩnh vực liên quan đến đảm bảo tác động lợi ích công cộng, rất quan trọng còn phải kể đến như bảo hiểm. 

Song nhóm nghiên cứu VCCI khẳng định. "một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện không có đặc thù trên nhưng vẫn thiết kế yêu cầu về vốn pháp định là chưa phù hợp về tính chất của điều kiện kinh doanh (khi không chứng minh được điều kiện về vốn pháp định sẽ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đó tác động đến lợi ích công cộng nào). Vì vậy trở thành rào cản đáng kể cho các chủ thể gia nhập thị trường, nhất là các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính. Một số ngành nghề như: Cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; cung cấp thông tin tín dụng; hoạt động của nhà xuất bản; kinh doanh dịch vụ bưu chính yêu cầu về vốn pháp định trong các điều kiện kinh doanh dường như là chưa phù hợp", báo cáo đánh giá.

Báo cáo đã dẫn ra ví dụ khá điển hình của việc yêu cầu vốn pháp định chưa phù hợp. Đó là theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định: 15 tỷ đồng.

“Xếp hạng tín nhiệm” là dịch vụ chủ yếu thực hiện bằng cách thức “phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, tổ chức” (khoản 5 Điều 4 Nghị định 88/2014/NĐ-CP). Với tính chất này, hoạt động cung cấp dịch vụ này được thực hiện dựa trên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và các phương pháp xếp hạng tín nhiệm đã được xây dựng là chủ yếu. Yêu cầu về vốn chưa được chứng minh rõ ràng để nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước nào? Nếu yêu cầu về vốn để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì đây không phải là mục tiêu phù hợp khi thiết kế về điều kiện kinh doanh, đây là vấn đề của thị trường, doanh nghiệp buộc phải đáp ứng nếu muốn tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Nếu yêu cầu này để hạn chế các chủ thể kinh doanh tham gia vào lĩnh vực này thì câu hỏi đặt ra là nhiều chủ thể có trình độ chuyên môn tham gia cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì lợi ích công cộng nào bị tác động đến mức buộc Nhà nước phải sắp xếp lại thị trường này?". Trên cơ sở đó, báo cáo nhấn mạnh: Xét tất cả các yếu tố trên thì điều kiện vốn pháp định cho ngành nghề này là chưa phù hợp. 

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vẫn là mắt xích yếu của thị trường vốn

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vẫn là mắt xích yếu của thị trường vốn

Trên thực tế, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đang được xem là một trong những mắt xích yếu nhất khiền nền tảng hoàn chỉnh nâng đỡ sự phát triển của thị trường vốn, đặc biệt thị trường trái phiếu doanh nghiệp, có sự lơi lỏng, thậm chí có thể nói là "nền tảng yếu". Theo đó, các tổ chức, chủ thể phát hành trái phiếu, công cụ nợ trên thị trường dù đã được Nhà nước "khép" vào khung pháp lý với các quy định khá chặt để đảm bảo chất lượng hàng hóa trái phiếu cũng như quyền lợi nhất định của các bên tham gia thị trường, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thị trường vì vậy vẫn đang chờ đợi sự gia nhập của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, những tổ chức mà việc xếp hạng thực sự dựa vaò năng lực nghiệp vụ đánh giá, không phải dựa trên vốn pháp định hay quy mô vốn để đo lường giá trị xếp hạng. Để thu hút sự gia nhập theo ý nghĩa này, việc xem xét lại quy định trên, như cơ sở đánh giá và phân tích của VCCI, hoàn toàn cần thiết và càng sớm càng tốt.

Mở rộng thêm một trường hợp lĩnh vực kinh doanh cũng đã từng bị "trói" vốn pháp định, song đã được cởi bỏ đúng lúc, đó là lĩnh vực bất động sản. Quy định mới  từ năm 2021, khi Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực, điều kiện về vốn pháp định đã được bãi bỏ và để được kinh doanh bất động sản, cá nhân, tổ chức chỉ phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Vốn pháp định cho dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, cần được nới lỏng tương tự.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu vốn pháp định của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm chưa phù hợp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713254200 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713254200 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10