[VỐN XÃ HỘI] Kỳ vọng mới cho môi trường kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Trả lời DĐDN, TS Nguyễn Đình Cung khẳng định, phải vào được nhóm ASEAN 4 về môi trường kinh doanh không phải là mục tiêu quá xa vời.

Chính vì vậy, ngay trong ngày đầu tiên của năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. 

Ông Cung khẳng định, nếu như các năm trước, Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh thường được ban hành trong khoảng thời gian Qúy I hoặc Qúy II thì năm nay, Nghị quyết này được ban hành vào ngay ngày đầu tiên của năm 2019. Đây là điểm khác biệt đầu tiên và sự khác biệt này chứng tỏ Chính phủ ngày càng quan trọng việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ hai, thay vì xác định các nhiệm vụ, giải pháp phải làm như các Nghị quyết trước, năm nay, Nghị quyết xác định mục tiêu cho từng chỉ số cụ thể, từ đó đưa ra mục tiêu của từng chỉ số đó rồi giao cho các Bộ trưởng thực hiện mục tiêu đó. Còn làm gì, làm thế nào, làm ra sao thì đó là việc của các Bộ trưởng, nghị quyết không làm thay. Như vậy, trách nhiệm của Bộ trưởng ngày càng đề cao. Người đứng đầu ngành phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc có đặt mục tiêu đề ra.

Thứ ba, Chính phủ xác định 4 lĩnh vực cần phải cải thiện để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2019. Theo đó, có 2 nhiệm vụ đã có từ các Nghị quyết trước cắt bỏ đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và giảm bớt gánh nặng thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Tại Nghị quyết lần này, có hai lĩnh vực mới là thanh toán điện tử và dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Với hai lĩnh vực này, Nghị quyết xác định rõ mục tiêu là hạn chế tối đa cơ hội, khả năng tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với công chức có liên quan đến việc thực hiện lĩnh vực các dịch vụ hành chính công, để thu hẹp tối đa dư địa các công chức hành chính cố tình gây phiền hà cho doanh nghiệp.

- Chúng ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Vậy, kết quả đạt được trong 5 năm qua là gì, thưa ông?

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, Việt Nam đã tiến khoảng 30 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu về môi trường kinh doanh và thu hẹp khoảng cách so với trung bình ASEAN 4. Môi trường kinh doanh liên tục tăng về điểm số và thậm chí tăng rất nhanh trong năm 2017. Năm 2018, tuy môi trường kinh doanh giảm 1 bậc, nhưng có tới 8/10 chỉ số cải thiện về điểm số. Tuy nhiên, một số chỉ số đang “tụt dài”. Đáng nói việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh vẫn chưa đi vào thực chất và còn nhiều điều phải bàn, vẫn còn nhiều điều kiện bất hợp lý, không cần thiết, không đạt hiệu quả quản lý làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

“Chúng ta cải cách rất mạnh nhưng thế giới chuyển động nhanh hơn và đang có một cuộc cạnh tranh trong cuộc đua tới thịnh vượng của các quốc gia bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, Viện trưởng CIEM nêu.

Kiểm tra chuyên ngành có những đột phá như Nghị định 15 năm 2018 về an toàn thực phẩm giúp các doanh nghiệp giảm được 90% chi phí và hàng triệu ngày công, nhưng vẫn có rất ít thủ tục kết nối hoàn toàn trên cơ chế một cửa quốc gia, hầu hết các thủ tục vừa online, vừa nộp bản giấy.

- Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu hướng tới nhóm ASEAN 4 về môi trường kinh doanh. Nhưng trong bối cảnh việc cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn chưa đi vào thực chất thì liệu mục tiêu nhóm ASEAN 4 về môi trường kinh doanh có quá xa vời?

Tôi không nghĩ đây là mục tiêu quá xa vời. Vấn đề là những lĩnh vực lâu nay chưa cải cách thì chúng ta phải cải cách.

Đầu tiên là nhận diện lại vai trò, mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước.

Thứ hai là thay đổi phương thức quản lý nhà nước. Chúng ta đang ưu tiên phương thức quản lý tiền kiểm với hơn 240 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hàng nghìn điều kiện kinh doanh, cùng với hệ thống thanh tra kiểm tra doanh nghiệp theo tiền kiểm, với mục đích tìm kiếm cho được vi phạm của doanh nghiệp để xử phạt - thay vì hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ luật pháp. Thật ra, cách thức quản lý kiểu cũ (tiền kiểm) đã tạo ra khả năng tùy nghi giải thích pháp luật của công chức, đây là cội nguồn sâu xa của tham nhũng vặt, của nhũng nhiều phiền hà và kể cả của việc thiết kế chính sách theo hướng tạo cơ hội cho nhũng nhiễu.

Do đó, Nghị quyết 02 hướng tới một phần mục tiêu thay đổi phương thức quản lý nhà nước. Nếu cải cách mà vẫn dựa trên phương thức quản lý cũ thì mọi việc sẽ quay trở lại, như cắt các điều kiện kinh doanh mà không thay đổi phương thức quản lý thì vài năm sau các điều kiện sẽ trở lại, thậm chí nhiều hơn, tinh vi hơn.

- Cụ thể, để đạt được mục tiêu ASEAN 4 về môi trường kinh doanh, theo ông những chỉ số nào cần phải thay đổi?

Để đạt được mục tiêu này, có 2 chỉ số cần phải cải thiện đó là chỉ số phá sản doanh nghiệp và chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là những chỉ số căn bản của môi trường kinh doanh nói riêng và của hệ thống thể chế kinh tế thị trường nói chung và đáng tiếc rằng 2 chỉ số này ở vị trí thấp, là rào cản trong việc nâng cấp trình độ phát triển thị trường của nền kinh tế Việt Nam, khiến môi trường kinh doanh bí bách, méo mó.

Nếu chỉ số tranh chấp hợp đồng được cải thiện, doanh nghiệp sẽ tự tin hơn khi đưa ra quyết định đầu tư bởi trong kinh doanh, tranh chấp là vấn đề không thể tránh được. Với chỉ số này, năm nay Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VỐN XÃ HỘI] Kỳ vọng mới cho môi trường kinh doanh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713594955 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713594955 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10