Vụ 100 container điều xuất sang Ý có thể bị lừa: 4 vấn đề mấu chốt cần làm rõ

Diendandoanhnghiep.vn Từ góc nhìn pháp luật, Luật sư cho rằng có 4 vấn đề mấu chốt cần làm rõ để xác định trách nhiệm của các bên trong vụ việc này.

>> Nguy cơ gần 100 container nhân điều xuất khẩu sang Ý bị mất trắng

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), vừa cho biết một số doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân sang Ý thông qua một công ty môi giới tại Việt Nam với số lượng gần 100 container trị giá hàng trăm triệu USD nhưng không nhận được tiền thanh toán và có nguy cơ mất hàng.

Cụ thể, các lô hàng này được vận chuyển bởi các hãng: Cosco, Yangming, HMM, One,…đã và đang đến một số cảng của Ý. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn thì bị thay đổi số Swift (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu). Sau khi ngân hàng bên mua nhận chứng từ thì lại thông báo bên mua không phải khách hàng của họ và trả lại toàn bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào dù phía ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần liên hệ.

Ngày 9/3, Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho biết đã làm việc với phía ngân hàng và các hãng vận chuyển để làm rõ thông tin một số doanh nghiệp điều xuất khẩu Việt có dấu hiệu bị đối tác tại Ý lừa đảo.

Ngày 9/3, Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho biết đã làm việc với phía ngân hàng và các hãng vận chuyển để làm rõ thông tin một số doanh nghiệp điều xuất khẩu Việt có dấu hiệu bị đối tác tại Ý lừa đảo.

Đáng chú ý, trước sự việc nêu trên, một số khách hàng gửi hồ sơ đến ngân hàng Ý thì ngân hàng Ý trả lời hồ sơ họ nhận là bản photo, không phải bản gốc.

Hiện tại, các doanh nghiệp rất lo lắng vì không biết hồ sơ gốc các lô hàng ở đâu trong khi bất kỳ ai có hồ sơ gốc cũng có thể đến hãng vận chuyển nhận hàng và nhận định đây có thể là một vụ lừa đảo.

Ở vụ việc này, dưới góc nhìn pháp luật, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luât sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định, nguyên nhân chính của vụ việc là hiện nay "không biết bộ chứng từ gốc ở đâu".

“Đại sứ quán Việt Nam tại Ý và các doanh nghiệp, VINACAS cần phối hợp để xác minh làm rõ tại Ý về vấn đề này. Cần ngăn chặn khẩn cấp tạm thời không cho nhận các lô hàng đã tới Ý, trừ khi có sự đồng ý của bên bán tại Việt Nam. Nếu kết quả xác minh, điều tra đây là vụ lừa đảo mà bên môi giới có sự thông đồng, giúp sức thì họ phải chịu trách nhiệm cả về hình sự và dân sự”, luật sư Hùng nêu quan điểm.

Cũng nhìn nhận về vụ việc này, Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng, có 4 vấn đề mấu chốt cần làm rõ để xác định trách nhiệm của các bên trong vụ việc này.

Thứ nhất, là vai trò của công ty môi giới Kim Hạnh Việt. Cần xác minh từ đâu họ có được thông tin của người mua để kết nối vấn đề mua bán. “Với vai trò môi giới, Kim Hạnh Việt đã kiểm tra, xác nhận tỉ mỉ thông tin pháp lý của người mua hay chưa. Ngoài vai trò môi giới, họ còn có vài trò gì khác hay không?”, luật sư Phát đặt vấn đề.

Thứ hai, luật sư cho rằng cần làm rõ thông tin của bên bán. Cụ thể, kể từ lúc tiếp nhận thông tin từ môi giới, họ đã làm gì với thông tin này; có trực tiếp làm việc với người mua để xác lập hợp đồng không hay chỉ dựa trên thông tin của môi giới cung cấp mà đi đến ký kết hợp đồng?

“Thứ ba là vai trò của ngân hàng bên bán trong trường hợp này như thế nào. Tại sao có Swift, Swift này có do họ phát hành hay không?”, luật sư nêu.

Thứ tư là vấn đề thực hiện hợp đồng. Để biết được quyền của bên bán và bên mua sẽ được điều chỉnh như thế nào, luật sư cho rằng cần phải dựa vào hợp đồng để xử lý, nếu đó là một hợp đồng có thật, được xác lập một cách hợp pháp. Từ đó, xác định yếu tố lỗi của các giao dịch này, làm cơ sở để xác định trách nhiệm thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại phát sinh nếu có.

“Riêng trong trường hợp xác minh người mua không có thật (tức về mặt pháp lý, không có doanh nghiệp hay cá nhân tồn tại hợp pháp, lúc đó sẽ quay về vai trò để xử lý đối với bên môi giới”, luật sư nhấn mạnh.

Luật sư Phát đồng thời chỉ ra, theo Điều 151 Luật Thương Mại 2005, bên môi giới phải có “trách nhiệm về tư cách pháp lý”. Như vậy, nếu họ không đảm bảo nghĩa vụ này, tức họ chưa làm tròn trách nhiệm, được xem là có lỗi dẫn đến thiệt hại của bên bán.

"Lúc này, bên bán có thể tiến hành khởi kiện bên môi giới ra cơ quan tòa án về tranh chấp thương mại để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường đến đâu, tùy thuộc vào sự nhận định của cơ quan tòa án cho yếu tố 'lỗi' của bên môi giới", luật sư Phát cho biết.

Song, trường hợp bên môi giới đã làm tất cả nghĩa vụ của mình, nhưng các hợp đồng nêu trên vẫn không thể thực hiện được do bên mua cố tình lừa đảo, vượt ngoài kiểm soát của môi giới, thì phải dựa vào pháp luật của nước nơi mà bên mua có trụ sở/công dân để giải quyết theo quy định của luật sở tại nước đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ 100 container điều xuất sang Ý có thể bị lừa: 4 vấn đề mấu chốt cần làm rõ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711706948 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711706948 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10