Vụ Công ty Hưng Thịnh kêu cứu (Kỳ 6): Chủ tịch UBND tỉnh Long An chính thức lên tiếng!

NGÂN GIANG 04/12/2020 11:00

Sau loạt bài phản ánh của DĐDN về môi trường đầu tư tại Long An, ngày 27/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các sở ngành vào cuộc kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả trước ngày 22/12/2020.

Theo đó, ngày 27/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Nguyễn Văn Út đã chính thức lên tiếng và ra văn bản số 7168/UBND-VHXH, chỉ đạo Công an tỉnh, các sở ngành, UBND huyện Đức Hoà… kiểm tra, giải quyết thông tin báo chí phản ánh liên quan tới dự án Hưng Thịnh Cát Tường và dự án HomeLand Gold.

Hình ảnh một số đối tượng lạ mặt được cho là

Hình ảnh một số đối tượng lạ mặt được cho là "có người xúi giục", mang máy xúc vào huỷ hoại tài sản của Công ty Thiên Phúc"

Tỉnh chỉ đạo các Sở ngành vào cuộc

Cụ thể, tại văn bản số 7168, UBND tỉnh Long An giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đức Hoà kiểm tra làm rõ, xử lý theo thẩm quyền đối với thông tin báo chí phản ánh về một số đối tượng đến gây rối, treo băng rôn, đẩy clip lên mạng với mục đích xuyên tạc những thông tin không đúng sự thật; gây rối, phá hoại tài sản của doanh nghiệp tại dự án Hưng Thịnh Cát tường và một số người mang máy xúc đào bới tại dự án khu dân cư, nhà ở công nhân Homeland Gold, gây thiệt hại cho Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Thiên Phúc hàng tỷ đồng; chủ động thông tin kết quả kiểm tra, xử lý đến các cơ quan báo chí biết.

Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Long An chi đạo Công an tỉnh và các sở ngành vào cuộc

Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Long An chi đạo Công an tỉnh và các sở ngành vào cuộc

Đồng thời, UBND tỉnh Long An cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh… rà soát thông tin báo chí phản ánh về việc cấp, giữ các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với dự án Hưng Thịnh Cát Tường đã cấp cho Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Hưng Thịnh; chủ động thông tin kết quả kiểm tra, xử lý đến các cơ quan báo chí biết.

Cũng tại văn bản này, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, yêu cầu: Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thi hành án dân sự tỉnh, UBND huyện Đức Hoà khẩn trương thực hiện; chậm nhất ngày 22/12/2020 báo cáo UBND tỉnh biết.

Doanh nghiệp kêu cứu vì “cực chẳng đã”

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, sự việc khiến Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng bất động sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh), tại địa chỉ Ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, Long An (chủ đầu tư dự án Hưng Thịnh Cát Tường), buộc phải làm đơn kêu cứu lên Thủ tướng vì “liên tục bị một số đối tượng đến gây rối, treo băng rôn, quay clip đẩy lên mạng với mục đích xuyên tạc những thông tin không đúng sự thật khiến doanh nghiệp "đứng ngồi không yên" và có nguy cơ phá sản.

Tương tự, Công ty Thiên Phúc cũng bi quậy phá khiến dự án suốt mấy năm qua không thể triển khai

Tương tự, Công ty Thiên Phúc cũng bi quậy phá khiến dự án suốt mấy năm qua không thể triển khai.

Đáng chú ý, mới đây, tình trạng người dân tại địa phương và một số “đối tượng lạ” được cho là bị người khác xúi giục đã liên tiếp có những hành động quậy phá doanh nghiệp khi triển khai dự án, thậm chí sẵn sàng đập phá, huỷ hại tài sản của doanh nghiệp mà không cần lý do. Đáng nói, sau khi xảy ra tình trạng trên, doanh nghiệp đã làm đơn kêu cứu gửi lên các cơ quan chức năng của tỉnh Long An, thế nhưng không hiểu lý do gì, chính quyên tỉnh này vẫn bỏ ngoài tai, mặc sức cho doanh nghiệp tự đối phó, đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Cụ thể, trường hợp của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Thiên Phúc (Công ty Thiên Phúc, địa chỉ ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), buộc phải làm đơn kêu cứu về việc dự án Khu dân cư, nhà ở công nhân Homeland Gold (Dự án Homeland Gold) bị một số người mang máy xúc đào bới gây thiệt hại hàng tỷ đồng , khiến dư luận xôn xao trong suốt thời gian qua.

Như vậy, nhìn từ câu chuyện trên cho thấy, một thực tế là dù khó khăn do dịch COVID-19, tình trạng doanh nghiệp bế tắc phải gửi đơn kêu cứu tới chính quyền, thậm chí là Thủ tướng Chính phủ vẫn diễn ra khá nhiều. Lý do doanh nghiệp đưa ra là “cực chẳng đã” mới phải kêu cứu. Điều đáng nói, những lá đơn kêu cứu của doanh nghiệp ngày càng dày đặc, gõ cửa chính quyền nhưng lại bị “treo”, không có hồi âm, đã khiến nhiều doanh nghiệp phải bận tâm, suy nghĩ, thậm chí là mất niềm tin vào chính quyền. Những hệ lụy do phá phách từ một số đối tượng không chỉ gây mất an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng uy tín, tài sản của doanh nghiệp, mà còn làm mất đi những hình ảnh tốt đẹp về môi trường đầu tư tại Long An. Và cuối cùng thì ai sẽ phải gánh chịu những hậu quả đó? Trách nhiệm thuộc về ai? Có lẽ, đây không phải là câu hỏi quá khó cho chính quyền tỉnh Long An.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ Công ty Hưng Thịnh kêu cứu (Kỳ 5): Kêu cứu Thủ tướng vì… “cực chẳng đã”?

    04:10, 02/12/2020

  • Vụ Công ty Hưng Thịnh kêu cứu (Kỳ 4): “Báo động đỏ” về môi trường đầu tư tại Long An?

    04:10, 26/11/2020

  • Vụ Công ty Hưng Thịnh kêu cứu (Kỳ 3): Vì sao Sở TNMT “ngâm” sổ đỏ của doanh nghiệp?

    04:30, 06/11/2020

  • Vụ Công ty Hưng Thịnh kêu cứu: “Ngâm” quyền lợi của doanh nghiệp, trách nhiệm thuộc về ai?

    11:10, 30/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vụ Công ty Hưng Thịnh kêu cứu (Kỳ 6): Chủ tịch UBND tỉnh Long An chính thức lên tiếng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO