Vụ doanh nhân trẻ khởi nghiệp vướng lao lý: Định giá tài sản "có vấn đề"

Diendandoanhnghiep.vn Trong ngày xét xử thứ 6 vụ án “Vi phạm quy định cho vay” xảy ra tại Agribank Cần Thơ các luật sư đã đưa ra các căn cứ cho rằng cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng trong định giá tài sản.

Các luật sư cho rằng cơ quan an ninh điều tra vi phạm nghiêm trọng trong định giá tài sản.

Tất cả luật sư bào chữa đều cho rằng cơ quan an ninh điều tra đã "có vấn đề" trong định giá tài sản

Tại phiên tranh luận, các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng để chứng minh các bị cáo có tội hay không có tội thì cơ quan tố tụng phải chứng minh cho được hành vi phạm tội và hậu quả gây ra. Do đó, vấn đề định giá tài sản chính xác, khách quan sẽ là căn cứ quan trọng nhất của vụ án này.

Việc định giá tài sản đảm bảo cho các khoản vay phải được định giá đúng theo giá thị trường như quy định tại Thông tư số: 55/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP, ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, ở đây Cơ quan an ninh điều tra đưa ra kết quả định giá các tài sản thấp hơn nhiều lần so giá thị trường, thậm chí còn thấp hơn mức giá cơ sở của chính quyền địa phương ban hành thì khó có thể đảm bảo tính khách quan minh bạch trong xét xử.

Theo Luật Sư Hoàng Tùng, Đoàn luật sư TP HCM: Kết luận định giá tài sản do Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự  của 5 địa phương là: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long đều vi nghiêm trọng trong tố tụng. Cụ thể:

Thứ nhất, Kết luận giám định giá số 4172/KL.ĐGTS ngày 26/12/2016 (Bút lục số 412) và Kết luận định giá số 1221/KL.ĐGTS ngày 26/04/2017 (Bút lục số 418) của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP. Cần Thơ không do Chủ tịch UBND thành lập mà do UBND thành phố Cần Thơ thành lập là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

 Thứ hai, kết luận định giá (không có số) của Hội đồng định giá tỉnh Trà Vinh ngày 02/11/2016 (Bút lục số 431 và 432) căn cứ vào Quyết định số 1449/QĐ-UBND tỉnh ngày 05/08/2013 và Quyết định 118/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND về việc bổ sung ủy viên Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự tỉnh Trà Vinh. Kết luận định giá này do UBND tỉnh Trà Vinh thành lập từ năm 2013, tuy nhiên đến năm 2014 do Chủ tịch UBND bổ sung là mâu thuẫn thẩm quyền. Chủ tịch UBND không có thẩm quyền bổ sung một Quyết định do UBND tỉnh ban hành. Điều này vi phạm tố tụng nghiêm trọng, do đó, Kết luận định giá không số này là vô nghĩa.

Thứ ba, kết luận định giá số 08/KL-KLĐG của Hội đồng định giá tỉnh Hậu Giang ngày 05/09/2017 (Bút lục số 436) không có chữ ký của các Ủy viên hội đồng định giá. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 26/2005/NĐ-CP: “Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả các thành viên của Hội đồng định giá tài sản và phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản”. Do đó, Kết luận định giá này vô nghĩa.

Thứ tư, Kết luận định giá số 05/KL.KLĐGTS ngày 08/03/2017 của Hội đồng định giá tỉnh Vĩnh Long (Bút lục 426) có viện dẫn cơ sở pháp lý là căn cứ vào Nghị định số 26/2005/NĐ-CP và Thông tư 55/2006/TT-BTC nhưng không viện dẫn Quyết định thành lập Quyết định thành lập Hội đồng định giá của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long là không đảm bảo quy định pháp luật.

Thứ năm, riêng đối với Kết luận định giá tài sản số 142 /KL.KLĐGTSHS ngày 20/12/2016 của Hội đồng định giá tỉnh Vĩnh Long (Bút lục 399) đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý cũng như hình thức nhưng lại không dựa vào giá phổ biến trên thị trường nên vô nghĩa, không thể dùng làm cơ sở để xem xét trong vụ án.

Luật sư Nguyễn Văn Đức, đoàn Luật sư TP Cần Thơ cũng dẫn chứng cụ thể: Tòa nhà Citimart 51, Nguyễn Trãi (gần 3.000m2 đất, 7.000m2 sàn), lô đất thương mại - dịch vụ số 12 Nguyễn Trãi (2.574,6 m2) với giá giao dịch tại thời điểm giữa năm 2016 đã hơn 115 triệu đồng/m2 trong khi Hội đồng định giá  trong tố tụng hình sự TP Cần Thơ chỉ đưa ra chỉ hơn 41 triệu đồng/m2 là quá thấp, không đúng với quy định về định giá trong tố tụng hình sự.

Tất cả các luật sư bào chữa cho các bị cáo đều đưa ra quan điểm: mấu chốt của vụ án là cơ quan tố tụng phải chứng minh cho được hành vi phạm tội và hậu quả gây ra bằng chứng cứ pháp lý và con số định lượng cụ thể thì mới đủ yếu tố cấu thành tội danh để buộc tội các bị cáo. Nhưng ở đây kết luận định giá tài sản do Hội đồng định giá của 5 địa phương thực hiện đều vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng nên không có giá trị pháp lý để làm căn cứ xác định thiệt hại của vụ án nên không thể luận tội các bị cáo.

Luật sư Trường Thành, Đoàn LS TP Cần Thơ cũng cho rằng: tất cả các khoản vay đều có tài sản đảm bảo và khối tài sản này vẫn còn nguyên vẹn không có tranh chấp nhưng việc định giá tài sản giữa các đơn vị định giá độc lập và định giá trong tố tụng hình sự có sự khác biệt rất lớn.

Trong khi đó bất động sản hiện nay đang tăng giá trên phạm vi toàn quốc đặc biệt là tại TP Cần Thơ, kết quả định giá đã trên 6 tháng, nên ngân hàng không có căn cứ pháp lý vững chắc để xác định hậu quả chỉ khi nào phát mãi toàn bộ tài sản thế chấp mới xác định được chính xác hậu quả đối với ngân hàng. Do đó con số thiệt hại 304 tỷ đồng mà VKS đưa ra chưa có căn cứ pháp lý.

VKS đề nghị xử phạt Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân

VKS đề nghị xử phạt Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân 11-13 năm tù.

Tuy nhiên, trong phần luận tội, Đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm cáo buộc như từ đầu khi cho rằng: từ năm 2006 - 2013, bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân đã chỉ đạo thành lập 7 công ty. Trong đó Công ty TNHH MTV Nông, thủy sản Tây Nam là do chính Nhân làm giám đốc, các công ty khác tuy do các cá nhân khác đứng tên pháp nhân nhưng đều do Nhân điều hành. Trong số này có 3 Công ty có quan hệ tín dụng với Ngân hàng là: TNHH MTV Nông, thủy sản Tây Nam, TNHH MTV Đồng Bằng Xanh, TNHH MTV TM-DV Nam Bộ Cửu Long.

Cáo trạng cũng cáo buộc các khoản vay của cá nhân Phan Duy Phương, Hoàng Công Tám, Nguyễn Bửu Tâm là do Nhân đưa tài sản thế chấp để Phương, Tám, Tâm đứng ra vay giùm Nhân. Tuy tất cả các khoản vay trên đều có tài sản thế chấp nhưng theo kết luận của Cơ quan an ninh điều tra đến thời điểm Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân bị bắt giam điều tra (16/6/2016), giá trị tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay còn hụt so với tổng nợ gốc và lãi vay của tất cả các khoản vay trên làm thiệt hại cho Agribank 304 tỷ đồng. Với những quy kết đó, VKS đã đề nghị:

Xử phạt cả 6 bị cáo về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo Khoản 3 điều 179 BLHS năm 1999 với mức án như sau: Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Giám đốc Công ty Tây Nam với mức án cao nhất 11-13 năm tù, mặc dù trong phần tự bào chữa cho mình và các luật sư bào chữa cho bị cáo Nhân cũng nêu rõ: Nhân chỉ là người đi vay nên không phải là chủ thể của tội phạm theo điều 179 và không có điều kiện để phạm tội này. VKS cũng đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo Lê ThanhHải, Nguyên Giám đốc Agribank Cần Thơ 7-8 năm tù, Trần Huy Liệu, Nguyên Phó giám đốc Agribank Cần Thơ 4-5 năm tù, Bùi Tuấn Anh, Nguyên Trưởng phòng  tín dụng Agribank ba năm tù treo, hai bị cáo Thi, Đạt tù tương tương ứng thời gian đã tạm giam.

Ngày 27/4, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận, Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ doanh nhân trẻ khởi nghiệp vướng lao lý: Định giá tài sản "có vấn đề" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708272 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708272 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10