"Vũ khí" ngăn dịch tả châu Phi lợn từ các doanh nghiệp lớn

Anh Duy 31/05/2019 13:00

Tất cả các doanh nghiệp lớn làm triệt để giải pháp an toàn sinh học đều chưa xảy ra dịch tả lợn, nếu tất cả hộ chăn nuôi làm được điều này thì dịch sẽ không lan tỏa tiếp.

Phát biểu trong phiên thảo luận ở Hội trưởng Quốc hội sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, năm 2019, quy mô kinh tế nông nghiệp đã cao, các thách thức, đặc biệt chiến trang thương mại khốc liệt cùng với những dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới giảm.

khối trồng trọt và chăn nuôi được nhận định gặp nhiều khó khăn

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định khối trồng trọt và chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong đó, với nông nghiệp, khối trồng trọt và chăn nuôi được nhận định gặp nhiều khó khăn, với khối trồng trọt thì giá nông sản của các mặt hàng cây công nghiệp xuống giá, còn chăn nuôi đặc biệt khó khăn về chăn nuôi do dịch tả lợn.

“Riêng vấn đề dịch tả lợn, đây là vấn đề rất lớn mà có lẽ lịch sử chưa bao giờ xảy ra với chúng ta và ngành chăn nuôi trên thế giới”, Bộ trưởng đánh giá.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh dịch đã lan ra tới 48 tỉnh, hơn 300 huyện, hơn 3000 xã với đàn lợn chúng ta phải tiêu hủy 2 triệu con, bằng 117.000 tấn, chiếm 6,5% tổng đàn lợn. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn.

Với tình hình diễn biến thời tiết phức tạp như năm nay, Bộ NN&PTNT đưa ra dự báo nếu không có biện pháp tiếp tục thì một là bệnh sẽ tiếp tục lan tỏa ra những vùng còn lại.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu đây là phải xác định sống chung lâu dài với dịch bệnh để từ đó có biện pháp tổng thể trước mắt, trung hạn và lâu dài. Do đó, Bộ trưởng ngành Nông nghiệp đưa ra các nhóm giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Tĩnh: Trong vòng 1 tuần phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi

    Hà Tĩnh: Trong vòng 1 tuần phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi

    21:52, 22/05/2019

  • Thanh Hóa: Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại, giá lợn thịt lao dốc

    Thanh Hóa: Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại, giá lợn thịt lao dốc

    15:54, 17/05/2019

  • Xử lý nghiêm hành vi phát tán dịch tả lợn Châu Phi

    Xử lý nghiêm hành vi phát tán dịch tả lợn Châu Phi

    14:27, 16/05/2019

  • Dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu mất kiểm soát

    Dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu mất kiểm soát

    09:18, 14/05/2019

  • 1,2 triệu con lợn tiêu huỷ và nguy cơ

    1,2 triệu con lợn tiêu huỷ và nguy cơ "vỡ trận" dịch tả lợn châu Phi

    12:20, 13/05/2019

Trước hết, phải ngăn chặn, không để lan tỏa bệnh này bằng biện pháp hữu hiệu, đến giờ có thể kết luận sử dụng biện pháp an toàn sinh học là vũ khí duy nhất.

“Tất cả các doanh nghiệp lớn nếu làm triệt để giải pháp an toàn sinh học sẽ đối mặt với nguy cơ dịch bùng phát mạnh. Và nếu như chúng ta làm được điều này thì chúng ta ngăn chặn, không để dịch lan tỏa tiếp”, Bộ trưởng nói.

Hai là, đặc biệt ở các hộ chăn nuôi lớn phải gia cố thêm các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học quyết liệt hơn, nhất là làm giống gốc để sau này khi điều kiện ổn định bệnh có điều kiện tái đàn. Tập trung chỉ đạo, cùng với công tác thú y của các biện pháp thú y để ngăn chặn.

Hiện, giá trị ngành nông nghiệp hiện nay khoảng 1 triệu tỷ, nhưng riêng chăn nuôi lợn chiếm khoảng  94.000 tỷ, gần bằng 10%. Cùng với đó, trong cơ cấu sản phẩm hiện nay thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng tới 70% trong cơ cấu sản phẩm về thịt của bữa cơm hàng ngày của chúng ta. Đây cũng là một khu vực giải quyết sinh kế cho 2,4 triệu hộ, 10.000 hộ trang trại chăn nuôi lớn và quy mô vừa của chúng ta.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho biết, hiện vẫn còn gần 90% đàn lợn vẫn sạch, không bị bệnh, do đó phải tuyên truyền làm sao người tiêu dùng không tẩy chay tiêu thụ thịt lợn. Đây vừa là giải pháp kỹ thuật, đây vừa là giảm thiểu về kinh tế và đây cũng là giúp thị trường không sụt giảm và đề phòng thịt lợn trở nên sốt vào quý III, IV do khủng hoảng thiếu.

“Nhiều nước xung quanh hiện nay giá lợn rất cao. Vừa qua, từ chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công thương đã cùng Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp, các Sở Công thương họp bàn điều này để dự trữ thịt đông lạnh. Nếu ai có điều kiện, doanh nghiệp có điều kiện tập trung làm và Chính phủ sẽ có những chính sách khuyến khích để tăng cường việc này”, Bộ trưởng cho biết.

Đặc biệt, Bộ trưởng cho biết, không tăng đàn ở lúc này cũng là biện pháp để giảm thiểu kinh tế, kể cả quy mô hộ nhỏ, hộ lớn vì tăng đàn lúc này nguy cơ rủi ro rất cao.

Đồng thời, tập trung các nhóm tăng trưởng khác của khu vực chăn nuôi, một là chăn nuôi đại gia súc, hai là gia cầm và thủy sản trên cơ sở nguyên tắc "một tăng trưởng nhưng phải có liên kết để chống rủi ro về dịch bệnh, thứ hai chống rủi ro về thị trường để làm sao cố gắng hạn chế thiệt hại kinh tế".

Về giải pháp trung hạn hơn, Bộ trưởng Cường cho biết, sẽ thúc đẩy nhanh các nghiên cứu khoa học. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các trung tâm nghiên cứu lớn, các nhà khoa học đang tập trung vào những giải pháp an toàn sinh học…

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các ngành tính toán hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn bị thiệt hại. ”Nhà nước sẽ cố gắng tối đa trong điều kiện cho phép”, Bộ trưởng Cường nói.

Nói về giải pháp căn cơ hơn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Thủ tướng đã giao cho ngành Nông nghiệp tổng kết chiến lược 10 năm phát triển ngành chăn nuôi (2010 -2019), trên cơ sở đánh giá tình hình nhu cầu của thế giới, tình hình nền kinh tế Việt Nam, với điều kiện biến đổi khí hậu để xây dựng một kịch bản chiến lược mới cho ngành chăn nuôi. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Vũ khí" ngăn dịch tả châu Phi lợn từ các doanh nghiệp lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO