Vụ kiện Vinasun - Grab: Nguyên đơn bất ngờ khi Viện kiểm sát đề nghị hủy bản án

Hương Giang 12/02/2019 14:02

Ông Trương Đình Quý – Phó Tổng giám đốc Vinasun, chia sẻ: Chúng tôi thực sự bất ngờ trước kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP HCM.

Ngày 11/2/2019, VKSND Cấp cao tại TP HCM cho rằng Grab không vi phạm pháp luật, không có căn cứ bồi thường cho Vinasun nên kháng nghị hủy toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

VKSND Cấp cao tại TP HCM cho rằng Grab không vi phạm pháp luật, không có căn cứ bồi thường cho Vinasun nên kháng nghị hủy toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Vinasun).

VKSND Cấp cao tại TP HCM cho rằng Grab không vi phạm pháp luật, không có căn cứ bồi thường cho Vinasun nên kháng nghị hủy toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Vinasun).

Cũng theo VKSND Cấp cao tại TP HCM, căn cứ theo Điều 584 Bộ Luật Dân sự năm 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là phải có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, hành vi gây thiệt hại phải có lỗi. Do đó trong vụ việc này VKSND cấp cao cho rằng, việc TAND TP HCM nhận định Grab vi phạm pháp luật là không có cơ sở. Bên cạnh đó, VKSND Cấp cao tại TP HCM cũng chỉ ra việc Vinasun yêu cầu bồi thường 41,2 tỉ đồng vì do hoạt động của Grab gây nên, TAND TP HCM căn cứ vào giám định thiệt hại của Công ty Cửu Long xác định khoản thiệt hại thực tế của Vinasun là phiến diện, không có cơ sở thực tiễn và pháp lý. Vì vậy, VKSND Cấp cao đề nghị TAND cùng cấp xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.

Trao đổi với DĐDN về kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM, ông Trương Đình Quý – Phó Tổng giám đốc Vinasun, chia sẻ: Chúng tôi thực sự bất ngờ trước kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP HCM về việc đề nghị TAND cùng cấp xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.

Cũng theo ông Quý, theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Tố tụng dân sự “cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

ông Trương Đình Quý – Phó Tổng giám đốc Vinasun, chia sẻ

Ông Trương Đình Quý – Phó Tổng giám đốc Vinasun, chia sẻ với báo chí.

Và trong trường hợp này, Vinasun đã xác định đúng phạm vi khởi kiện và đã chỉ ra được cái sai của Grab. Hành vi của Grab có yếu tố nhân quả, cụ thể: “Khuyến mại là một hành vi của thương nhân được quy định trong Luật Thương mại 2005. Ngay từ đơn kiện ban đầu và các đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện sau đó, Vinasun luôn khẳng định chỉ kiện yêu cầu “bồi thường thiệt hại” do “hành vi khuyến mại trái luật của Grab theo Luật Thương mại”, hành vi vi phạm tại Nghị định 86 (về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe taxi), Vinasun không căn cứ trên Luật Cạnh tranh để khởi kiện vụ án này”.  Bên cạnh đó, đơn kiện của Vinasun đã ghi rõ quan hệ tranh chấp là “Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đối với bị đơn là Công ty TNHH Grabtaxi (trụ sở tại: 268 Tô Hiến Thành, P15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tên mới là Công ty TNHH GRAB theo Giấy CNĐKDN thay đổi lần 6 ngày 23/05/2018).

Theo ông Quý, phán quyết của tòa án yêu cầu Grab phải bồi thường 4,8 tỉ đồng, mà bản án sơ thẩm do HĐXX TAND TP HCM đã tuyên án vụ kiện "tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương VN (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab) là thấu tình đạt lý, công tâm và khách quan.

Cụ thể, căn cứ báo cáo giám định số CT01/18/GĐ ngày 20/08/2018 của Công ty cổ phần thẩm định giám định Cửu Long gửi TAND TPHCM, tại trang 7 xác định rõ: “Vinasun và Grab đều hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng đường bộ”.

Sau khi phân tích, đối chiếu, so sánh các yếu tố, chỉ tiêu về kinh tế, tại Trang 19 Báo cáo trên đã xác định số thiệt hại mà Grab gây nên cho Vinasun từ T1/2016-Tháng 6/2017 là: 85.987.925.151 đồng. 

Do đó, với những căn cứ về kết quả giám định nêu trên, HĐXX đã xác định đây là hành vi nhân quả. Vì cả 3 báo cáo giám định trên đã có những phân tích, kết luận chuyên môn, đều xác định: Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của Grab là một trong các nguyên nhân gây nên thiệt hại cho Vinasun. Từ các căn cứ phân tích nêu trên, HĐXX đã chấp nhận yêu cầu của khỏi kiện của nguyên đơn. Tuy nhiên, về yêu cầu của Vinasun đòi Grab bồi thường hơn 41,2 tỉ đồng không được chấp nhận. Vì: từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, căn cứ tài liệu trong hồ sơ, tốc độ tăng trưởng của ngành vận tải hành khách tại TP HCM phát triển mạnh, xe taxi được cấp phép tăng, nhưng doanh thu và xe taxi được cấp phép của Vinasun giảm. Trong khi đó, số lượng đăng ký phù hiệu xe hợp đồng của Grab tăng đột biến (đến quý 2/2017 hơn 23.000 xe). Số lượng xe Grab tăng tương ứng với số lượng sụt giảm số xe của Vinasun. 

Từ đó, tòa cho rằng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của Grab đối với thiệt hại của Vinasun là có. (số tiền thiệt hại mà HĐXX căn cứ để đánh giá thiệt hại là chi phí phát sinh do xe Vinasun phải nằm bãi, không kinh doanh được là khoảng 2.779 xe).

Theo dõi toàn bộ về vụ việc liên quan tới vụ kiện giữa Vinasun – Grab, Luật sư Nguyễn Tiến Lực – Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích: Nguyên nhân dẫn tới vụ kiện giữa Vinasun -Grab có thể xác định được nguyên nhân xuất phát từ Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 của Bộ GTVT. Trong trường hợp này, Vinasun là một chủ thể kinh doanh, do đó, khi phát hiện có hành vi xâm hại đến quyền và lợi hợp pháp của mình, Vinasun hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp tự vệ theo luật định – Luật sư Lực nói.

HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của Vinasun, buộc Grab bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỉ đồng (số tiền thiệt hại này là chi phí phát sinh do xe Vinasun phải nằm bãi, không kinh doanh được là khoảng 2.779 xe)

Ngayf 28/12/2019, HĐXX, chấp nhận một phần yêu cầu của Vinasun, buộc Grab bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỉ đồng (số tiền thiệt hại này là chi phí phát sinh do xe Vinasun phải nằm bãi, không kinh doanh được là khoảng 2.779 xe)

Theo Luật sư Lực, về quan hệ tranh chấp trên là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau. Theo Điều 30 Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS), đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vụ án này ban đầu có yếu tố nước ngoài (Công ty UBER Holdings – trụ sở tại Hà Lan), nên thuộc thẩm quyền TAND TPHCM giải quyết. Sau này, khi Vinasun điều chỉnh yêu cầu khởi kiện, chỉ còn Grabtaxi là bị đơn, thì căn cứ theo Điều 471 BLTTDS (không thay đổi thẩm quyền giải quyết của tòa án), TAND TP HCM vẫn giải quyết là đúng luật định – Luật sư Lực phân tích.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ kiện Vinasun – Grab: Grab chính thức kháng cáo

    07:45, 13/01/2019

  • Vụ kiện Vinasun – Grab: Hòa giải ở phiên phúc thẩm?

    11:36, 30/12/2018

  • Vụ kiện Vinasun – Grab: Hồi kết và những vấn đề… “chưa thể kết”!

    12:34, 29/12/2018

  • Vụ kiện Vinasun – Grab: Tòa tuyên án Vinasun thắng cuộc!

    13:05, 28/12/2018

Cũng theo Luật sư Lực, theo Luật doanh nghiệp quy định và được thông qua “doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên trong trường hợp này, lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng taxi là loại hình kinh doanh có điều kiện. Do vậy, việc Grab thực hiện đề án 24 là cung cấp phần mềm hỗ trợ vận tải nhưng lại kinh doanh vận tải taxi và chưa đáp ứng các điều kiện cần và đủ, đồng thời, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác là vi phạm luật. Bên cạnh đó, "Quá trình thí điểm đã bộc lộ sự bất cập, bất công về mặt chính sách giữa hai loại hình taxi và hợp đồng điện tử, bởi vì, quy về bản chất hai loại hình hoạt động như nhau. Do đó, việc Vinasun thực hiện quyền tự vệ của mình là khởi kiện Grab yêu cầu bồi thường thiệt hại là có cơ sở. Và việc HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của Vinasun, buộc Grab bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỉ đồng (số tiền thiệt hại này là chi phí phát sinh do xe Vinasun phải nằm bãi, không kinh doanh được là khoảng 2.779 xe), là hoàn toàn thuyết phục – Luật sư Lực nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vụ kiện Vinasun - Grab: Nguyên đơn bất ngờ khi Viện kiểm sát đề nghị hủy bản án
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO