Vụ sập cầu BOT Tân Nghĩa: Huyện "bán cái" cho Sở Tài chính cung cấp thông tin

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù UBND huyện Cao Lãnh được giao nhiệm vụ là tham mưu mua lại 2 cây cầu, thanh toán 17,7 tỷ đồng cho chủ đầu tư, nhưng lại "bán cái" cho Sở Tài chính cung cấp thông tin là vấn đề hết sức khó hiểu.

Như DĐDN đã hông tin, chiều 31/5/2019, một ôtô tải chở khoai mì lưu thông qua cầu Tân Nghĩa thì nhịp giữa (dài 21 m, rộng khoảng 4 m) bất ngờ bị sập. Thời điểm xảy ra vụ sập cầu còn có xe ba gác lưu thông phía trước xe tải, cùng rơi xuống nước; ghe sắt tải trọng 32 tấn bị hư hỏng vì nhịp cầu đè lên. Sự cố xảy ra khiến việc qua lại của người dân hai bên bờ kênh và phương tiện vận chuyển hàng hoá bị ảnh hưởng.

mua lại 2 trạm thu phí tại cầu Tân Nghĩa và Sông Cái Nhỏ từ chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Đồng Tháp

Trạm thu phí Cầu Tân Nghĩa và Sông Cái Nhỏ là một trong 2 trạm thu phí do chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Đồng Tháp, được tỉnh Đồng Tháp chi 17,7 tỷ đồng để mua lại, nhưng thời gian chưa được bao lâu thì bị sập.

Ai tham mưu…?

Được biết, đây là cây cầu được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Chiếc cầu này được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2007. Đến tháng 2/2019, cùng với cầu Sông Cái Nhỏ (nối từ xã Bình Thạnh với xã Mỹ Long), tỉnh Đồng Tháp (một dự án đã bị lùm xùm do người dân phản đối về sự thiếu minh bạch trong thu chi, quản lý…).

UBND tỉnh Đồng Tháp đã giao cho UBND huyện Cao Lãnh, các sở ngành nghiên cứu, tham mưu, đàm phán để tiến hành mua lại 2 trạm thu phí tại cầu Tân Nghĩa và Sông Cái Nhỏ từ chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Đồng Tháp.

Sau khi đàm phán, tổng số tiền UBND tỉnh Đồng Tháp bỏ ra để mua lại quyền thu phí thời gian còn lại của chủ đầu tư hai dự án BOT cầu Tân Nghĩa và cầu Sông Cái Nhỏ là gần 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, Cầu Tân Nghĩa mới mua lại chưa sử dụng được bao lâu thì chiều 31/5/2019 xảy ra sự cố sập cầu nói trên và hiện vẫn đang trong tình trạng khắc phục hậu quả.

Từ những diễn biến trên, dư luận đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về chất lượng dự án? Số tiền mà Đồng Tháp đã sử dụng bằng tiền ngân sách nước để mua lại 2 cây cầu này có tương xứng hay không?

…và vì sao huyện bán cái?

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch huyện UBND huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, cho biết: Chủ trương của tỉnh Đồng Tháp là cho phép huyện làm việc với Công ty TNHH BOT Đồng Tháp đàm phán để mua lại thời gian hoàn vốn của đơn vị này. Trong đó, bao gồm 2 cây cầu là cầu Tân Nghĩa và cầu Sông Cái Nhỏ, vì công ty BOT làm 2 cây cầu tại huyện Cao Lãnh.

"Về con số, tôi không nhớ cụ thể nhưng mua lại với giá khoảng hơn 17 tỷ, hiện nay công tác mua lại và đã bàn giao xong hết rồi. Do đó, nếu cần thiết tôi sẽ gửi các anh thông tin mua lại 2 cây cầu trên, chứ hôm rồi tôi nghe trao đổi mua mười mấy tỷ cho một cây cầu là không đúng sự thật. Hồi đó cây cầu Tân Nghĩa đầu tư rất là nhỏ, quan trọng là cầu Sông Cái Nhỏ và tuyến dân cư mới nhiều, ngày mai sẽ cung cấp thông tin cho PV" - ông Tuấn nói.

cầu Sông Cái Nhỏ (nối từ xã Bình Thạnh với xã Mỹ Long), tỉnh Đồng Tháp (một dự án đã bị lùm xùn do người dân phản đối về sự thiếu minh bạch trong thu chi, quản lý…), UBND tỉnh Đồng Tháp đã giao cho UBND huyện Cao Lãnh, các sở ngành nghiên cứu, tham mưu, đàm phán để tiến hành mua lại 2 trạm thu phí tại cầu Tân Nghĩa và Sông Cái Nhỏ từ chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Đồng Tháp

Cầu Sông Cái Nhỏ (nối từ xã Bình Thạnh với xã Mỹ Long), tỉnh Đồng Tháp là dự án lùm xùm do người dân phản đối về sự thiếu minh bạch trong thu chi, quản lý…

Ông Tuấn thông tin thêm, "nếu cần thiết anh gặp anh Việt Long (ông Trương Việt Long) trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính sẽ cung cấp, vì ông Long tham mưu cho UBND toàn bộ về vấn đề thu mua lại. Anh Long sẽ trả lời rõ ràng tổng số là thu mua lại bao nhiêu, trong quá trình trao đổi có gì khó khăn anh cho tôi hay".

Tuy nhiên, khi trao đổi trực tiếp với PV DĐDN sáng 10/6, ông Trương Việt Long – Trưởng phòng tài chính kế hoạch huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, lại cho rằng: "Tôi không được giao nhiệm vụ giữ văn bản và cung cấp văn bản cho anh nên tôi không thể cung cấp văn bản cho anh được. UBND tỉnh có giao cho sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh mua lại 2 dự án cầu Tân Nghĩa với cầu Sông Cái Nhỏ, cho nên là anh có thể liên hệ với Sở Tài chính. Tôi chỉ biết là tỉnh Đồng Tháp mua lại 2 cây cầu này là 17,7 tỷ đồng".

Cũng theo ông Long, ở phòng tài chính, ông là người được UBND huyện Cao Lãnh giao cho tham mưu cho việc trả tiền cho Công ty TNHH BOT Đồng Tháp. Và theo sự chỉ đạo của tỉnh thì huyện chi 17,7 tỷ đồng. "Vì vậy, tôi chỉ việc trả cho Công ty TNHH BOT Đồng Tháp thôi. Huyện chỉ làm theo sự hỗ trợ của tỉnh là làm nhiệm vụ chi trả tiền, còn mấy thông tin mua lại như thế nào, anh liên hệ lên trên" – ông Long đề nghị.

Trước những vấn đề trên, PV đặt câu hỏi: Kinh phí huyện trả tiền mua lại 2 cây cầu thì huyện phải có văn bản ban giao, chứng từ… và khi trả tiền phải có hóa đơn, các giấy tờ kèm theo được ký kết giữa 2 bên? Tuy nhiên, với câu hỏi này ông Long chỉ cười và luôn miệng đùn đẩy trách nhiệm sang cho Sở Tài chính.

Ngày 3/2/2019, cầu Tân Nghĩa chính thức không thu phí nhưng đén 31.5/2019 thì bị sập.

Ngày 3/2/2019, cầu Tân Nghĩa chính thức không thu phí nhưng đến 31/5/2019 thì bị sập.

Điều đáng nói là mặc dù với nhiệm vụ gần như là đóng vai trò chính trong việc tham mưu, đàm phán với chủ đầu tư cũng như việc sử dụng nguồn ngân sách để chi trả cho chủ đầu tư (trực tiếp thanh toán tiền cho chủ đầu tư) nhưng không hiểu lý do gì lãnh đạo huyện lại luôn miệng đùn đẩy trách nhiệm cho Sở Tài chính trả lời và cung cấp văn bản hồ sơ liên quan là điều hết sức khó hiểu.

Sau khi xảy ra vụ lùm xùm tại cầu BOT Sông Cái Nhỏ tại huyện Cao Lãnh, UBND tỉnh Đồng Tháp đã nhất trí sử dụng ngân sách để mua lại dự án này, đồng thời mua luôn BOT cầu Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh.

Dự án cầu sông Cái Nhỏ kết hợp xây dựng hạ tầng tuyến dân cư vào cầu được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án do Công ty TNHH BOT cơ sở hạ tầng Đồng Tháp làm chủ đầu tư, trong đó, các đơn vị góp vốn gồm, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê (61,35%), Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Gáo Giồng (17,18%), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (15,34%) và 6,13% vốn còn lại do Công ty cổ phần Xây dựng - Địa ốc cao su góp.

Dự án được khởi công xây dựng vào năm 2005 và đến tháng 12/2009 đưa vào khai thác với tổng kinh phí quyết toán là 35 tỉ đồng. Thời gian thu phí qua cầu sông Cái Nhỏ được ký kết giữa chủ đầu tư và UBND huyện Cao Lãnh là đến tháng tháng 8/2020 và sau khi thu phí hoàn vốn chủ đầu tư được phép thu thêm 5 năm, tức đến 8/2025

Cầu Tân Nghĩa được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Chiếc cầu này được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2007. Đến tháng 2/2019, cùng với cầu Sông Cái Nhỏ (nối từ xã Bình Thạnh với xã Mỹ Long), tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành mua lại trạm thu phí tại cầu Tân Nghĩa từ chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Đồng Tháp.

Được biết, tổng số tiền UBND tỉnh Đồng Tháp bỏ ra để mua lại quyền thu phí thời gian còn lại của chủ đầu tư hai dự án BOT cầu Tân Nghĩa và cầu Sông Cái Nhỏ là gần 18 tỷ đồng.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ sập cầu BOT Tân Nghĩa: Huyện "bán cái" cho Sở Tài chính cung cấp thông tin tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711668400 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711668400 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10