Vượt qua khủng hoảng chíp

Diendandoanhnghiep.vn Toyota luôn tính toán, sắp xếp sao cho thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất được chuyển từ các nhà cung ứng đến nhà máy của mình vừa khít thời gian cần dùng tới.

>> Trung Quốc khó thoát phụ thuộc chip của Đài Loan

Với chiến thuật này, Toyota tiết kiệm được rất nhiều chi phí lưu kho, quản lý vật liệu và tối ưu quy trình sản xuất.

Mặc dù vậy, một trận động đất đã khiến Toyota phải “giật mình”. Và chính điều đó đã giúp họ vượt qua được cơn khủng hoảng chip một cách thần kỳ 10 năm sau.

Cú “giật mình”

Trận động đất ở Vùng Tohoku gây ra đợt sóng thần lịch sử tàn phá bờ biển đông bắc Nhật Bản vào tháng 3/2011, khiến Toyota mất nửa năm để phục hồi. Một trong những thách thức lớn nhất thời điểm đó của Toyota là đối tác Renesas Electronics - công ty bán dẫn có trụ sở tại Tokyo và là nhà cung cấp chip chính cho ngành ô tô - ngưng hoạt động nhà máy lớn nhất của họ suốt 3 tháng, khiến chuỗi cung ứng của ngành này bị gián đoạn.

Trước tình hình đó, Toyota vừa tập trung sửa chữa cơ sở hạ tầng, vừa thu thập các linh kiện thất lạc sau trận sóng thần này. Nhưng quan trọng nhất, họ chợt nhận ra chiến thuật “vừa khít” (just-in-time) của mình rất mong manh. Bởi vì mọi thứ “vừa khít”, nên chỉ cần một công đoạn gặp vấn đề là toàn bộ dây chuyền ngắc ngoải theo. Toyota quyết định rà soát lại chuỗi cung ứng để ngăn tình trạng ngưng trệ diễn ra trong tương lai.

p/Khả năng kiểm soát chi tiết chuỗi cung ứng giúp Toyota đứng vững trước khủng hoảng chip. Ảnh: CNN

Khả năng kiểm soát chi tiết chuỗi cung ứng giúp Toyota đứng vững trước khủng hoảng chip. Ảnh: CNN

Bản nâng cấp

Toyota lập ra danh sách 1.500 loại linh kiện cần có đồ thay thế hoặc cần dự trữ, đồng thời thiết lập một hệ thống chặt chẽ để theo dõi và liên lạc với mạng lưới khổng lồ gồm các nhà cung cấp linh kiện lẫn những doanh nghiệp bán nguyên vật liệu cho các nhà cung cấp này để có thể liệu trước tình trạng khan hiếm để đối phó.

Mười năm sau, khi COVID-19 hoành hành, nạn thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn thế giới đã khiến các hãng sản xuất ô tô “điên đầu” với nguy cơ mất đến 60 tỷ USD doanh thu trong năm.

Họa vô đơn chí với Renesas Electronics khi một nhà máy rất lớn của nhà sản xuất này ở thành phố Hitachinaka bị cháy vào ngày 19/3/2022. Nhà máy này lớn đến mức chiếm tới 6% tổng sản lượng chip bán dẫn ô tô toàn cầu theo ước tính của Ngân hàng Barclays (Anh), và mất khoảng hơn 3 tháng để dây chuyền sản xuất hoạt động bình thường trở lại. Mọi chuyện có vẻ lại mờ mịt cho Toyota khi chính họ là một trong những khách sộp nhất của Renesas.

>> “Cuộc chiến” ngành chip (Kỳ I): Bước đi táo bạo của Mỹ

>> “Cuộc chiến” ngành chip (Kỳ II): Cơ hội trong cấu trúc mới

>> “Cuộc chiến" Silicon (Kỳ III): Việt Nam có thể sản xuất chip

p/Renesas Electronics - công ty bán dẫn có trụ sở tại Tokyo là nhà cung cấp chip chính cho Toyota.

Renesas Electronics - công ty bán dẫn có trụ sở tại Tokyo là nhà cung cấp chip chính cho Toyota.

Nhưng không, lượng hàng lưu kho dồi dào cùng sự kiểm soát thiết lập suốt nhiều năm từ kinh nghiệm xương máu trước đây đã tạo lợi thế cho Toyota trước các đối thủ.

Sau sự cố cháy nhà máy Renesas, hãng xe Nhật dự tính sản lượng trước mắt sẽ bị ảnh hưởng nhưng không đến mức ngừng sản xuất. Khả năng kiểm soát chi tiết chuỗi cung ứng giúp Toyota đứng vững trước khủng hoảng chip và cả tình trạng thiếu hụt linh kiện và nguồn lực do hậu quả đại dịch nói chung.

Các ông lớn ô tô khác thường chỉ làm việc với các nhà cung cấp linh kiện tên tuổi, ở tầng trên cùng như Continental AG và Robert Bosch GmbH, rồi các nhà cung cấp này chuyển đơn hàng xuống các nhà sản xuất nhỏ hơn. Trong khi đó, Toyota yêu cầu các nhà cung cấp tầng trên cập nhật đầy đủ thông tin chi tiết của tất cả các nhà sản xuất nhỏ và lưu vào một cơ sở dữ liệu phức tạp nhằm duy trì liên lạc và tra cứu khi cần.

Chính sự liên lạc này đã giúp Toyota xác định rằng họ cần phải dự trữ chip để đề phòng gián đoạn sản xuất, vì chip là mặt hàng có quy trình nghiên cứu và sản xuất công phu, đòi hỏi dây chuyền thiết bị chuyên dụng tối tân nên sẽ mất nhiều thời gian. Các hãng khác không áp dụng cách kiểm soát tương tự, nên họ hầu như không thể dự đoán những nguy cơ có thể xảy đến và hoàn toàn bị động nếu sự cố xảy đến - lần lượt các hãng đều cho biết hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa xưởng khi thiếu hụt chip đang diễn ra toàn cầu, kéo theo những thông báo giảm sản lượng xe xuất xưởng so với cùng kì năm trước.

Hiệu quả cao

Không những thế, khả năng duy trì sản xuất của Toyota giữa khủng hoảng chip cũng được kiểm chứng. Trong một email gửi các nhà sản xuất, hãng lo ngại các nhà máy ở Cộng hoà Séc, Thổ Nhĩ Kì và Vương quốc Anh sẽ phải đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. Như thường lệ, một quan chức chuyên về thu mua vật tư của Toyota yêu cầu các nhà sản xuất có sử dụng chip bán dẫn phải xác nhận cam kết giao hàng đủ dùng trong nhiều tháng, đồng thời báo ngay cho Toyota nếu họ gặp bất kì khó khăn nào trong quá trình thực hiện cam kết với hãng. Một tháng trôi qua, chỉ có cơ sở sản xuất ở Cộng hòa Séc phải tạm dừng.

Đó không phải lần đầu Toyota vượt khó trong mùa dịch. Ngay đầu năm 2020 khi dịch COVID-19 có chiều hướng tăng, hãng đã lập tức áp dụng các biện pháp phòng dịch kèm với gia tăng sản xuất tại tâm dịch Trung Quốc. Những chiến lược thức thời và động thái phù hợp trên đã giúp hãng xuất xưởng lượng xe kỷ lục mỗi tháng trong mùa dịch và soán ngôi bán chạy nhất năm của Tập đoàn Volkswagen (Đức).

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vượt qua khủng hoảng chíp tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711701073 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711701073 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10