Washington Prime phá sản, “vết thương đại dịch” nước Mỹ chưa lành!

Diendandoanhnghiep.vn Washington Prime Group, chủ sở hữu trung tâm thương mại của hơn 100 địa điểm trên khắp nước Mỹ, đã đệ đơn phá sản do sự tàn phá của đại dịch COVID-19.

Về cơ bản, Washington Prime Group là một REIT bán lẻ (Quỹ đầu tư bất động sản) và là công ty hàng đầu được công nhận trong việc sở hữu, quản lý, mua lại và phát triển các bất động sản bán lẻ của nước Mỹ. Công ty kết hợp danh mục đầu tư bất động sản quốc gia với chuyên môn của mình trong toàn bộ lĩnh vực trung tâm mua sắm để tăng dòng tiền thông qua quản lý chặt chẽ tài sản và cung cấp cơ hội mới cho các nhà bán lẻ đang tìm kiếm sự phát triển trên khắp nước Mỹ.

Washington Prime Group, chủ sở hữu trung tâm thương mại đã đệ đơn phá sản theo Chương 11.

Washington Prime Group, chủ sở hữu trung tâm thương mại đã đệ đơn phá sản theo Chương 11.

Theo một con số thống kê, các trung tâm thương mại của Washington Prime là một trong những khu thương mại lớn nhất và thu hút gần 400 triệu khách mỗi năm. Họ cung cấp cho cộng đồng một địa điểm ưa thích để mua sắm, ăn, uống và vui chơi giải trí. 

Nhưng, đại dịch COVID-19 đã tạo ra “những thách thức đáng kể” và khiến công ty có trụ sở tại Columbus, Ohio này phải đệ trình hồ sơ phá sản theo Chương 11 của nước Mỹ. Washington Prime cho biết, họ vẫn đảm bảo 100 triệu USD trong khoản tài trợ mới để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của mình để nó có thể "tiếp tục hoạt động bình thường mà không bị gián đoạn."

Giám đốc điều hành Lou Conforti cho biết: “Việc tái cơ cấu tài chính của công ty sẽ cho phép Washington Prime chỉnh sửa bảng cân đối kế toán và định vị lại công ty để đạt được thành công trong tương lai. Và trong quá trình tái cấu trúc tài chính, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để tối đa hóa giá trị tài sản và cơ sở hạ tầng hoạt động của chúng tôi".

Có thể nói, việc đóng cửa tạm thời và nới lỏng tiền thuê cho một số người thuê là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản của Washington Prime. Họ đã từng cảnh báo động thái này trong các hồ sơ pháp lý gần đây, và cho biết họ đang sử dụng Chương 11 để "thực hiện tái cơ cấu tài chính toàn diện và có sự đồng thuận" nhằm xóa khoản nợ gần 1 tỷ USD của mình.

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi một cách toàn diện thói quen tiêu dùng và làm khốn đốn ngành bán lẻ trong năm qua.

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá các nhà bán lẻ và chủ trung tâm thương mại.

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá các nhà bán lẻ và chủ trung tâm thương mại.

Tại Mỹ, không chỉ có mỗi Washington Prime là rơi vào thảm cảnh này, mà đã có đến hai chủ sở hữu trung tâm thương mại khác, CBL Properties và PREIT, đều đã nộp đơn phá sản vào năm ngoái và viện dẫn các vấn đề tương tự. Cả ba chủ sở hữu trung tâm thương mại đều bị tổn thương bởi một số người thuê nhà lớn cũng nộp đơn xin phá sản.

CBL Properties và PREIT cũng đã nộp đơn phá sản theo Chương 11 vào năm ngoái, cả hai vẫn đang trong quá trình điều hướng quá trình tái cấu trúc. Nguyên nhân được cho là do một số khách thuê lớn nhất của họ, bao gồm JC Penney, Tailored Brands và Ascena Retail Group, cũng bị … phá sản.

Neil Saunders, nhà phân tích bán lẻ và giám đốc điều hành tại GlobalData cho biết: “Các vụ phá sản đang cho thấy việc, bất kể khi mọi thứ đang trở lại bình thường, nhiều vết sẹo do đại dịch để lại vẫn chưa lành hẳn”.

Trong khi đó, các nhà phân tích bán lẻ của UBS dự đoán trong một báo cáo gần đây, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự chuyển dịch của ngành bán lẻ sang mua sắm trực tuyến và sự tăng trưởng liên tục của doanh số thương mại điện tử dẫn đến việc “sẽ còn nhiều cửa hàng đóng cửa hơn sau khi đại dịch kết thúc”.

Họ đã đưa ra một báo cáo ước tính rằng, sẽ có khoảng 80.000 cửa hàng sẽ đóng cửa trong vòng 5 năm tới. Các ngành may mặc, điện tử tiêu dùng, nội thất gia đình và đồ thể thao sẽ là những “nhân vật chính trong bộ phim đóng cửa”, kéo theo đó là một số lượng lớn các trung tâm thương mại ở Mỹ cũng sẽ “chết lâm sàng”.

"Di sản lâu dài của đại dịch là sự lên ngôi của bán lẻ trực tuyến", các nhà phân tích cho biết. Điều này sẽ "thúc đẩy sự hợp lý hóa hơn nữa các cửa hàng bán lẻ".

Doanh số thương mại điện tử đã tăng từ 14% tổng doanh số bán lẻ vào năm 2019 lên 18% vào năm 2020. UBS dự kiến sẽ còn tăng trưởng lên 27% tổng doanh số bán lẻ vào năm 2026. Trong trường hợp xấu nhất, nếu doanh số thương mại điện tử tăng lên 30% doanh số bán lẻ vào năm 2026, sẽ có ít nhất 150.000 cửa hàng có thể đóng cửa.

Có thể nói, đại dịch COVID-19 đang là một cơn bão thực sự với cả các nhà bán lẻ và chủ trung tâm thương mại.

Ít nhất sẽ có khoảng 80.000 cửa hàng sẽ đóng cửa trong vòng 5 năm tới.

Ít nhất sẽ có khoảng 80.000 cửa hàng phải đóng cửa trong vòng 5 năm tới.

Năm ngoái, việc đóng cửa hàng tháng trời của các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, chẳng hạn như trung tâm thương mại, đã ngăn mọi người mua sắm và đẩy nhanh sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. 

Song, kể cả khi vắc xin đã được triển khai rộng khắp tại nước Mỹ trong năm nay, thói quen tiêu dùng trong đại dịch vẫn được duy trì và điều đó đang khiến các nhà bán lẻ phải đối diện với cuộc khủng hoảng chưa biết ngày kết thúc. Và các trung tâm thương mại cũng sẽ phải chịu áp lực ngày càng tăng do tỷ lệ trống cao hơn cùng những đòi hỏi giảm giá thuê. Có lẽ “vết thương đại dịch” của nước Mỹ vẫn cần rất nhiều thời gian để hàn gắn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Washington Prime phá sản, “vết thương đại dịch” nước Mỹ chưa lành! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713569339 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713569339 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10