Nguy cơ về "đỉnh dịch COVID-19 thứ hai"

Diendandoanhnghiep.vn Các nước vẫn có thể đối mặt với "đỉnh dịch thứ hai" của COVID-19 nếu dỡ bỏ quá sớm các biện pháp kiểm soát dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.

Giám dốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan (Ảnh: Reuters)

Giám dốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan (Ảnh: Reuters)

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 25/5, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, cho biết thế giới vẫn đang ở làn sóng lây nhiễm thứ nhất của COVID-19, trong khi số ca mắc bệnh tại nhiều quốc gia đã giảm thì số ca COVID-19 lại bắt đầu tăng nhanh ở Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi.

Ông Ryan nhấn mạnh, dịch bệnh thường diễn biến thành từng đợt lây nhiễm khác nhau, điều đó có nghĩa là COVID-19 có thể bùng phát mạnh trở lại vào cuối năm nay. Số ca mắc bệnh có thể tăng nhanh hơn nếu các nước dỡ bỏ quá sớm các biện pháp ngăn dịch.

"Dịch có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào. Chúng ta không nên nghĩ rằng dịch bệnh đang trên đà giảm thì sẽ tiếp tục giảm... Chúng ta có thể phải đối mặt với đỉnh dịch thứ hai ngay của làn sóng lây nhiễm đầu tiên", ông Ryan nói.

Ông cho rằng, các nước châu Âu và Bắc Mỹ cần "tiếp tục các biện pháp phòng dịch, giãn cách xã hội, xét nghiệm và có một chiến lược toàn diện để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh". Vài tuần trở lại đây, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã từng bước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa khi số ca mắc COVID-19 có xu hướng giảm.

 

Những câu hỏi quan trọng

Trước đó, nhiều nhà khoa học cũng đã bắt đầu lo ngại về làn sóng bùng phát lần 2 của dịch bệnh này. Theo các nhà khoa học Đợt bùng phát lần thứ 2 có thể tàn phá tồi tệ hơn lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chúng ta không có quả cầu tiên tri nào để nhìn trước tương lai ngoài những suy đoán và bởi một thực tế nữa là, SARS-CoV-2 là một chủng virus mới, do đó, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về virus này mà các nhà khoa học chưa thể khám phá ra.

Liệu những người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 có khả năng miễn dịch hay không? Sự miễn dịch này kéo dài trong bao lâu? Liệu virus SARS-CoV-2 có giống virus cúm và bệnh cảm lạnh thông thường hay không, khi mà chỉ đạt đỉnh vào mùa lạnh và giảm dần vào mùa nóng? Hay còn có khả năng lây nhiễm đáng sợ nào khác chưa được phát hiện ở loại virus nguy hiểm này bất kể thời tiết như thế nào?

Có vô số câu hỏi về virus SARS-CoV-2 mà giới khoa học chưa trả lời được. Cho đến khi có vaccine chữa trị, "thật không may là chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai hoặc thậm chí lần thứ ba", Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học thuộc Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nhận định.

Câu hỏi đầu tiên mà các bác sĩ đặt ra là liệu ai đó có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 hay không và nếu có thì điều đó kéo dài bao lâu. Chẳng hạn như những người bị quai bị sẽ có miễn dịch suốt đời với loại bệnh này. Các kiểu cảm lạnh thông thường do các chủng virus corona khác gây nên sẽ có miễn dịch giảm dần trong vòng 1 năm.

Trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát theo mùa, các mô hình dự đoán đã chỉ ra rằng dịch bệnh này có thể giống như cúm, tức là xảy ra từ tháng 10 – tháng 5 năm sau, đạt đỉnh vào tháng 10 và tháng 11.

Các chuyên gia cho rằng nếu dịch Covid-19 quay trở lại hàng năm giống như cúm mùa thì hệ thống y tế của các quốc gia sẽ trở nên quá tải khi phải cùng lúc đối phó với cúm mùa đông và dịch Covid-19.

Cần làm gì nếu làn sóng dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát?

Để ngăn chặn viễn cảnh này, việc xét nghiệm diện rộng cần phải sẵn sàng thực hiện và quá trình theo dõi tiếp xúc phải được tiến hành nghiêm ngặt để phát hiện những người đã mắc bệnh và cách ly họ ít nhất 14 ngày.

"Nguy cơ các làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lặp lại càng cao thì chúng ta càng phải nhanh chóng sẵn sàng hành động trước mỗi đợt bùng phát mới và nhanh chóng cách ly những người mắc bệnh", Mike Reid - một giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California-San Francisco cho biết.

Các chuyên gia cho rằng chúng ta có thể đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn cả về quy mô lẫn mức độ nghiêm trọng của những làn sóng bùng phát tiếp theo của dịch Covid-19. Cụ thể, mọi người cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh hiện nay, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và duy trì giãn cách xã hội.

Ngoài ra, hệ thống giám sát chặt chẽ và khả năng sẵn sàng xét nghiệm diện rộng cũng là những yếu tố quan trọng để hạn chế mức độ của làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 so với lần đầu.

Chuyên gia Lipsitch cho rằng việc đo thân nhiệt tại trường học và doanh nghiệp như các nước châu Á đang làm hiện nay cũng là một biện pháp hữu ích.

Tính đến 6h ngày 25/5/2020:

* Thế giới: 5.497.650 người mắc; 346.675 người tử vong.

- 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 79.017, số ca tử vong là 2.441.

- Việt Nam đứng thứ 144/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.

* Việt Nam: 325 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 267

- 58 ca bệnh đang được điều trị.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ về "đỉnh dịch COVID-19 thứ hai" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713504621 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713504621 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10