Xã hội hoá vaccine đến bao giờ?

Diendandoanhnghiep.vn "Chúng ta chỉ nên xã hội hoá vaccine trong một khoảng thời gian nhất định, cho đến khi lượng vaccine COVID-19 tương đối đủ để tạo nên miễn dịch cộng đồng". 

Đó là nhận định của ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Bộ Y tế vừa công bố danh sách 36 đơn vị đủ điều kiện kinh doanh, nhập khẩu vaccine và kinh doanh dịch vụ bảo quản. Theo danh sách này có 36 doanh nghiệp, đơn vị đủ năng lực nhập khẩu vaccine, trong đó có vaccine COVID-19. Tuy nhiên, vấn đề còn phụ thuộc việc tiếp cận nguồn cung ứng vaccine từ nhà sản xuất.

-Ông đánh giá như thế nào về chủ trương xã hội hoá vaccine do Chính phủ phát động?

Trước tiên, tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng như tính đến việc kiểm soát dịch bệnh một cách bền vững thông qua việc thành lập quỹ vaccine phòng chống COVID-19 đồng thời kêu gọi xã hội hoá quỹ này.

Trong thời điểm ngân sách còn hạn hẹp thì việc xã hội hóa vaccine đã giúp ngân sách nhà nước giảm thiểu gánh nặng cho nhà nước nhưng vẫn đảm bảo có thể chăm sóc tốt nhất sức khoẻ nhân dân.

Cùng với đó, việc xã hội hoá vaccine sẽ tạo ra sự công bằng hơn khi tiếp cận vaccine. Nếu Samsung, May 10 hay các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế được chủ động tìm mua vaccine và bảo vệ nhân viên của họ, sẽ tốt cho tất cả. Chuỗi sản xuất của doanh nghiệp được bảo vệ, không bị đứt gãy, dòng sản phẩm kết nối giao thương trong nước, quốc tế được liên thông. Giá trị lớn hơn là cộng đồng doanh nghiệp góp sức cho mục tiêu chống dịch của Chính phủ một cách trực diện nhất, hiệu quả nhất. Khi có nhiều người an toàn hơn, xã hội sẽ an toàn hơn.

Chính phủ sẽ tập trung lo cho các đối tượng không thể tự chi trả được, chứ không nhất thiết lo cho tất cả mọi chủ thể, trong khi có rất nhiều chủ thể mong muốn được tự lo. Mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ vì vậy mà hiệu quả hơn rất nhiều.

-Nhưng cho đến nay, vẫn còn một vài ý kiến lo ngại xung quanh việc xã hội hoá vaccine, thưa ông?

Đúng là như vậy, việc thực hiện xã hội hoá này cũng có một số điểm lo ngại nhất định.

Trước tiên, việc đó là việc đảm bảo an toàn và chất lượng khi tự nhân thực hiện tiêm chủng vaccine cho nhân viên của mình.

Đâu đó cũng có những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc vaccine. Tuy nhiên, hiện hữu hơn cả là nỗi lo về việc tư nhân tham gia vào mua vaccine sẽ cạnh tranh với Chính phủ và khiến việc đàm phán vaccine trở nên khó khăn hơn bởi nguồn cung vaccine hiện nay đang rất hạn chế. Chúng ta có tiền nhưng chúng ta chưa chắc đã mua đựọc vaccine.

Cuối cùng là lo ngại việc xã hội hoá sẽ tạo ra xu hướng kinh doanh vaccine hơn là sản xuất vaccine.

Đây đều là những quan ngại chính đáng. Tuy nhiên, những quan ngại này đều có thể giải quyết được.

-Vậy, làm thế nào để hoá giải được những quan ngại này, thưa ông?

Nếu phải đưa ra một phép tính cân bằng trong câu chuyện này, tôi cho rằng khi xã hội hoá vaccine thì chúng ta sẽ được nhiều hơn mất. Vậy chúng ta có nên tiếp tục xã hội hoá không? Câu trả lời đương nhiên là có.

Hiện nay, Mỹ và châu Âu đã cơ bản đạt được mục tiêu chiến lực vaccine và đang rục rịch mở cửa nền kinh tế trở lại. Vấn đề nằm ở chỗ, lần này, họ mở cửa với tâm thế bền vững do dân chúng đã được bảo vệ bởi vaccine. Khác với các lần trước, mở rồi lại phải đóng, phải giãn cách vì dân chưa được tiêm đầy đủ. Khi các nền kinh tế lớn quay lại trạng thái hoạt động bình thường, đó là cơ hội rất lớn cho Việt Nam phục hồi kinh tế. Để không mất cơ hội, yêu cầu số 1 là Việt Nam phải chống được “giặc” COVID-19, phải có đủ vaccine một cách nhanh nhất.

Về những lo ngại kể trên thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những giải pháp như sau:

Với việc kiểm soát chất lượng vaccine, Bộ Y tế ban hành ngay lập tức danh mục các vaccine đủ chất lượng để doanh nghiệp, người dân Việt Nam khi đàm phán mua, thì mua theo danh mục này.

Với các cơ sở được xã hội hoá, việc tiêm chủng sẽ được thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo đó, các cơ sở được xã hội hoá này có thể tiêm vaccine cho nhân viên của mình theo các bước hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc phối hợp với các cơ sở y tế để thực hiện tiêm chủng.

Với lo ngại về việc xã hội hoá vaccine sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đàm phán vacxin của Chính phủ thì chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế số lượng vaccine được mua về bằng cách sử dụng cơ chế Quota, tức chỉ cho nhập khẩu một lượng vaccine nhất định để tránh tình trạng cạnh tranh làm khan khiếm nguồn vaccine.

Với lo ngại, trong tương lai, khi nguồn cung vaccine trở nên dồi dào, xã hội hoá có thể khiến số lượng vaccine nhập về nhiều hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể khống chế thời gian xã hội hoá vaccine, tức chỉ cho doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu vaccine trong một thời gian nhất định.

- Rõ ràng rất nhiều khó khăn khi phụ thuộc nguồn cung vaccine ngoài nước, vậy việc chủ động sản xuất vaccine trong nước thì sao, thưa ông?

Chủ trương chống dịch đang phát huy rất tốt, vaccine chưa phải tất cả nhưng đây là lựa chọn tốt nhất trong giai đoạn hiện nay. Tại nhiều cuộc làm việc, nhấn mạnh mục tiêu tạo sự chủ động phát triển vaccine trong nước, Thủ tướng đã khẳng định: cần có các giải pháp cho 3 vấn đề là huy động nguồn lực xã hội, tháo gỡ các vướng mắc về mặt thể chế, các quy định pháp luật, và huy động nguồn lực con người.

- Xin cảm ơn ông!

Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng vaccine an toàn luôn được Bộ Y tế quan tâm hàng đầu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành cũng như khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 để sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xã hội hoá vaccine đến bao giờ? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713560135 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713560135 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10