Xả thải ra Biển Đông: Trung Quốc đang thách thức thế giới?

Diendandoanhnghiep.vn Các tàu Trung Quốc thải một lượng lớn chất thải ra Biển Đông, gây thiệt hại đáng kể cho các rạn san hô và sinh vật biển.

Hình ảnh một số tàu Trung Quốc neo đậu ở rạn Đá Ba Đầu của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào ngày 7/3. Ảnh: AP.

Hình ảnh một số tàu Trung Quốc neo đậu ở rạn Đá Ba Đầu của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào ngày 7/3. Ảnh: AP.

Trong một diễn đàn tin tức trực tuyến của Philippines về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Liz Derr – người đứng đầu công ty công nghệ Mỹ Simularity cho biết hàng trăm tàu của cá của Trung Quốc neo đậu tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xả rác thải và chất thải của con người xuống biển. 

Qua phân tích hình ảnh vệ sinh Simularity có trụ sở tại Mỹ, bà Liz Derr khẳng định: "Hàng trăm tàu cá Trung Quốc xả thải trực tiếp xuống Biển Đông, gây ra sự bùng nổ của tảo, làm hư hại các rạn san hô và đe dọa các loài cá sống trong khu vực".

“Khi các con tàu không di chuyển, những đống chất thải của con người sẽ chồng chất lên nhau. Hàng trăm con tàu đang neo đậu ở Trường Sa đang trút nước thải thô lên các rạn san hô và đe dọa môi trường sống của các loài cá” – bà Derr cho biết.

Được biết, hiện tượng này được theo dõi bằng ảnh vệ tinh chụp trong 5 năm qua tại cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi hàng trăm tàu cá Trung Quốc neo đậu trái phép theo từng dãy.

Theo người đứng đầu công ty công nghệ Mỹ Simularity, ít nhất 236 tàu Trung Quốc ngày 17/6 neo đậu tại khu vực này.

"Đây là một thảm họa to lớn và đang gần tới điểm không thể vãn hồi", bà Derr nói.

Bà Derr cảnh báo hành động của Trung Quốc đẩy các loài cá như cá ngừ di cư vốn sinh sản trong các rạn san hô vào tình trạng bị đe dọa. Điều này có thể làm suy giảm nguồn cá tại khu vực vốn được coi là nguồn cung cấp hải sản chính cho khu vực. 

Hiện tại, phía Trung Quốc chưa ra đưa ra bình luận về báo cáo của bà Derr liên quan thiệt hại về môi trường. 

Ông Eduardo Menez - trợ lý ngoại trưởng Philippines - cho biết giới chức trách Philippines sẽ đánh giá và xác nhận những thông tin trên trước khi quyết định việc có phản đối Trung Quốc hay không.

Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: cunman).

Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: cunman

Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.

Philippines hồi tháng 3 đã phát hiện hơn 200 tàu cá Trung Quốc hiện diện trái phép tại khu vực đá Ba Đầu, phía đông bắc của cụm Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã phớt lờ các yêu cầu rút các tàu này ra khỏi khu vực.

Đá Ba Đầu là rạn san hô có hình dạng chữ V, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cơ quan này cho rằng số thuyền nói trên là "một mối đe dọa do khả năng đánh bắt quá mức và hủy hoại môi trường biển, cũng như rủi ro đối với an toàn hàng hải". Vào thời điểm bị phát hiện tại đá Ba Đầu, các tàu cá nói trên đang không đánh bắt.

Trước hành động ngang ngược, không tôn trọng pháp luật của Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới cũng đã khẳng định sẽ sát cánh cùng nhau bảo vệ Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định: “Mỹ sẽ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác, "ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", và phản đối hành vi sai trái của Bắc Kinh trên Biển Đông”. 

Trong khi đó, Đại sứ Australia tại Philippines Steven Robinson đã bày tỏ lo ngại về “những hành vi gây bất ổn” ở Biển Đông trong thời gian gần đây trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền phi lý tại tuyến đường thủy quan trọng này.

“Australia ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ổn định, tự do và rộng mở. Biển Đông – tuyến đường thủy quốc tế quan trọng nên được quản lý bởi các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đây là điều rất quan trọng đối với chúng ta”, ông Steven Robinson nói.

Ông Steven Robinson nhấn mạnh: "Australia ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016, bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Những gì chúng tôi thực sự muốn thấy tại Biển Đông là việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không cùng các hoạt động thương mại không bị cản trở và sự tuân thủ các quy tắc quốc tế mà chúng ta đã áp dụng và thực thi trong thời gian dài”.

Về phía Việt Nam, tại cuộc họp báo mới đây nhất, bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị”.

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với các Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”. – Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Bình luận hành vi vi phạm của Trung Quốc từ góc độ pháp lý, Th.S Võ Ngọc Diệp, nghiên cứu viên tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao khẳng định: Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, bao gồm đảo Sinh Tồn Đông, Việt Nam có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý bao quanh đảo Sinh Tồn Đông. Đá Ba Đầu là một rạn san hô lúc nổi lúc chìm nằm trong khu vực cách đảo Sinh tồn Đông 6-7 hải lý.

Theo quy định của luật quốc tế cũng như thực tiễn án lệ các cơ quan tài phán quốc tế, không quốc gia nào được phép chiếm đóng, yêu sách chủ quyền đối với rạn san hô này, và bản thân đá Ba Đầu cũng không có vùng biển riêng. Trái lại, Đá Ba Đầu thuộc về quốc gia có chủ quyền với “đảo nổi” nằm cách nó trong phạm vi 12 hải lý - chính là đảo Sinh Tồn Đông. Do đó, mọi hoạt động trên biển xảy ra trong khu vực này đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xả thải ra Biển Đông: Trung Quốc đang thách thức thế giới? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713601708 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713601708 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10