Xây dựng nền tảng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Ứng dụng công nghệ vào một phần hoặc toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp được đánh giá là hướng đi tối ưu, đồng thời tận dụng tốt “giai đoạn vàng” chuyển đổi số.

Toàn cảnh

Toàn cảnh Tọa đàm giải quyết tranh chấp trực tuyến và giới thiệu nền tảng hòa giải trực tuyến

Nhận định về vấn đề này, trong Tọa đàm giải quyết tranh chấp trực tuyến và giới thiệu nền tảng hòa giải trực tuyến, ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIAC cho biết, dịch bệnh COVID-19 cùng với các lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới; các yêu cầu giãn cách xã hội để phòng tránh sự lây lan của virus đã tạo ra lực đẩy bổ sung cho quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020 do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) chỉ ra rằng mức tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 15% và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 cũng như cả giai đoạn tiếp theo.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống cũng đã nắm bắt và tiến hành chuyển đổi mô hình để thích nghi và tận dụng được ưu điểm mà số hóa mang lại.

Ông Vũ Ánh Dương,

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIAC

Với bản chất là một loại hình dịch vụ phục vụ giải quyết tranh chấp thương mại, hòa giải thương mại cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng nói trên. Do đó, theo Phó Chủ tịch VIAC, việc ứng dụng công nghệ vào một phần hoặc toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp được đánh giá là hướng đi tối ưu và là xu hướng phù hợp.

“Là phương thức có nhiều ưu điểm vượt trội, hòa giải thương mại dễ dàng hấp thụ các tiến bộ của khoa học công nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng; hay nói theo thuật ngữ của thời đại kinh tế số hiện nay, là nâng cao trải nghiệm người dùng hòa giải”, ông Dương chia sẻ.

Để có thể triển khai phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến nói chung và hòa giải trực tuyến nói riêng, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã chính thức khởi động nền tảng hòa giải trực tuyến MedU, song song với việc vận hành quy trình hòa giải thương mại truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng, Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng, Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

Cụ thể, MedUp là nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến được vận hành độc lập bởi VMC với quy trình hòa giải truyền thống được đưa lên môi trường trực tuyến, được tự động hóa tối đa các bước với các thời hạn quy định được rút ngắn, mang lại hiệu quả về thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp.

Đây là một trong số ít các nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến bằng ADR tại Việt Nam tính tới thời điểm này. VMC hy vọng có thể cung cấp giải pháp công nghệ đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C, bao gồm các tranh chấp tín dụng, các tranh chấp thông qua sàn thương mại điện tử) thông qua hòa giải trực tuyến.

Các chuyên gia trao đổi về cách thức giải quyết tranh chấp trực tuyến tại buổi tọa đàm

Các chuyên gia trao đổi tại buổi tọa đàm giải quyết tranh chấp trực tuyến

Từ đó mở rộng ra trở thành công cụ thu hẹp khoảng cách tiếp cận công lý đối với cả các tranh chấp ngoại tuyến khác, thay vì chỉ giới hạn đối với lĩnh vực thương mại điện tử.

Với sự phát triểnMedUp, ông Phạm Hoàng Long, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) tin rằng, người tiêu dùng có thêm công cụ để sẵn sàng lên tiếng khi gặp các tranh chấp thương mại, dù nhỏ hay lớn, để từ đó thiết lập được môi trường thuận lợi, an toàn cho người tiêu dùng trong các hoạt động thương mại.

Các khách mời tham dự tọa đàm

Có thể thấy, để hòa giải trực tuyến nói riêng hay hòa giải thương mại nói chung được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận rộng rãi và phát huy hiệu quả của mình, giúp giải quyết các tranh chấp một cách nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho xã hội vẫn cần sự chung tay từ “bà đỡ” là Nhà nước, trực tiếp nhất là Bộ Tư pháp, và từ các tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, từ các doanh nghiệp, các luật sư và các cơ quan truyền thông.

Tọa đàm

Tọa đàm giải quyết tranh chấp trực tuyến và giới thiệu nền tảng hòa giải trực tuyến

Đặc biệt, hòa giải trực tuyến rất cần là sự phát triển đầy đủ của các chỉ số thương mại điện tử khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới các trao đổi trên không gian mạng; chữ ký điện tử hay định danh và xác thực điện tử.

Với mục tiêu hướng tới việc cắt giảm chi phí cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả cơ quan quản lý nhà nước, nghĩa là xã hội sẽ được hưởng lợi, quan trọng là dây là xu hướng của thương mại thế giới, MedUp được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng môi trường kinh doanh Việt Nam thuận lợi, minh bạch hơn.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng nền tảng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713560189 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713560189 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10