Xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

NGUYỄN VIỆT 19/10/2021 18:33

Mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vừa mang các giá trị phổ quát của nhân loại vừa có nét đặc thù của định hướng XHCN.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc Đề án ''Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045'', ngày 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tại phiên họp này, các thành viên Ban Chỉ đạo xem xét cho ý kiến về dự thảo các báo cáo: Chuyên đề số 10 về “Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”; Chuyên đề số 12 về “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”.

Đồng thời, nghe Tiểu ban số 01 báo cáo tiến độ chuẩn bị Chuyên đề số 09 về “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, Tiểu ban số 02 báo cáo tiến độ chuẩn bị Chuyên đề số 11 về “Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”.

Đây là các chuyên đề thành phần được Ban Chỉ đạo TW xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” phân công Đảng đoàn Quốc hội chủ trì triển khai.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc của các Tiểu ban, cơ bản bám sát kế hoạch, tiến độ của Ban Chỉ đạo T.Ư và của Đảng đoàn Quốc hội.

Trong điều kiện phải giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, các Tiểu ban với nhiều cách làm phù hợp để tham vấn, huy động các nhà khoa học, chuyên gia tham gia nghiên cứu, đóng góp xây dựng các chuyên đề.

Ban Chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội đánh giá cao nội dung, chất lượng các chuyên đề, bảo đảm về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị và các định hướng, giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới.

Toàn cảnh cuộc họp.

Toàn cảnh cuộc họp.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ một số nguyên tắc chung để bốn chuyên đề cần tiếp tục được rà soát, quán triệt. Trong đó, Nhà nước pháp quyền là giá trị chung của nhân loại, mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vừa mang các giá trị phổ quát của nhân loại vừa có nét đặc thù của định hướng XHCN.

Trong điều kiện của nước ta là một Đảng cầm quyền, các nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy nhà nước cũng có những nét đặc thù như nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp… Do đó, các Tiểu ban cần tiếp tục rà soát, thể hiện rõ các nguyên tắc này, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng.

Bên cạnh đó, các Tiểu ban tiếp tục đôn đốc, bám sát kế hoạch, tiến độ, tăng cường công tác phối hợp, kết nối thông tin giữa các tiểu ban của Đảng đoàn Quốc hội cũng như với các cơ quan khác được phân công xây dựng các chuyên đề, tuân thủ tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất trong tổng thể chung của Đề án.

Các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến về các nội dung quan trọng của Chuyên đề số 10 về “Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, theo kế hoạch sẽ phải hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền theo thời hạn đặt ra.

Đề cập chuyên đề này, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phạm vi của chuyên đề này không đi nghiên cứu sâu về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, mà cần tăng cường hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy để kiểm soát ngay từ bên trong, tức là kiểm soát nội bộ ở từng cơ quan để tránh lạm quyền ngay từ quá trình thực thi nhiệm vụ. Cơ chế phân công, phối hợp cũng phải có quy định rõ ràng, nếu vi phạm thì có chế tài gì, bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện.

Cùng các cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm soát việc thực hiện quyền lực của các cơ quan nhà nước khác, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực của các thiết chế khác trong hệ thống chính trị như công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, các tổ chức chính trị xã hội, giám sát, phản biện của nhân dân…

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Họp trực tuyến cả kỳ nếu COVID-19 diễn biến phức tạp

    15:48, 19/10/2021

  • Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV: Bảo đảm chất lượng là yêu cầu bắt buộc

    14:53, 18/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO