Xin hãy tĩnh lặng nghe Hà Nội “thở”!

Diendandoanhnghiep.vn Tàu điện chính là bước tiến mới của Hà Nội trong vòng 10-20 năm tới. Tuy nhiên, sự tiến bộ không có nghĩa là làm mất đi một Hà Nội xưa, không bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử mang nét đặc trưng của mình. Đây chính là bài toán nan giải đặt ra cho các nhà chức trách Hà Nội.

Sáng 9/3 vừa qua, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã tổ chức trưng bày lấy ý kiến nhân dân vào Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo). Tuy nhiên, nhà ga C9 bị khá nhiều nhà khoa học phản đối, cũng như nhận được không ít băn khoăn từ dư luận.

Theo quy hoạch tổng mặt bằng, nhà ga chính C9 được xem xét bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa Hồ Gươm, dài 150 m, rộng 21,4 m, sâu 17,45 m, có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga). Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới hồ Gươm là khoảng 10 m, tới tượng đài Cảm tử 81 m, đến đền Bà Kiệu 83 m, đến Tháp Bút 36 m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120 m.

Hồ Gươm bấy lâu nay vẫn được ví như “viên ngọc quý” của Thủ đô và ai cũng phần nào hiểu hồ Gươm ẩn chứa trong mình các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với sự hình thành Thăng Long-Hà Nội. Nói cách khác, nhắc tới hồ Gươm, người ta có thể nhìn thấy cả một chiều sâu văn hóa lẫn nét kiến trúc độc đáo như đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, tháp Rùa, tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu, đình Nam Hương..v..v.

Bên cạnh đó, hồ Gươm gắn liền với một không gian cảnh quan đẹp, mà không dễ gì nơi nào trên dải đất Việt Nam nói riêng, các Thủ đô, thành phố trên thế giới nói chung có được. Chúng ta đã mất bao công sức hình thành phố đi bộ để người dân được hưởng không gian xanh, yên tĩnh tại vị trí trung tâm của Thủ đô; mất bao công sức để gìn giữ không gian yên tĩnh, thư giãm hiếm hoi của thành phố. Việc bố trí Ga ngầm C9 ở gần khu vực hồ có thể tạo áp lực giao thông cho khu vực này. Hơn nữa với tần suất khoảng 4 phút/chuyến tàu, lượng người dồn về khu vực hồ Gươm sẽ rất lớn gây ra sự lộn xộn, tạo áp lực giao thông.

Có thể thấy, yêu cầu của sự phát triển đang đặt ra bài toán nan giải cho các nhà chức trách Hà Nội đó là: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô, mà cụ thể là quần thể di tích hồ Gươm đang được mang ra để “mổ xẻ” vì mục đích phát triển.

Nếu như, nhiều nhà khoa học cho rằng: Hà Nội đã thành công trong việc tổ chức không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận, làm nên sự hài hoà trong bức tranh đô thị. Nếu xây ga C9 cạnh Hồ Gươm, sẽ làm tăng lưu lượng người và phương tiện và như vậy là mâu thuẫn với mục đích của việc tổ chức không gian đi bộ - tạo một không gian tĩnh ở trung tâm Thủ đô.

Thì cộng đồng dư luận băn khoăn: Đường sắt đô thị trên cao vẫn còn “chềnh ềnh” chưa biết khi nào xong và hiệu quả thế nào? Còn hiệu ứng của BRT ra sao, hẳn các nhà quản lý đã biết? Theo đó, xin hãy làm sạch hệ Sông nội đô, vì sông có thể dùng làm giao thông thủy được. Xin hãy bắt ô tô đi đúng làn đường để xe máy không bị ùn vì hết làn để đi. Xin hãy dừng việc biến đất vàng thành những chung cư, cao ốc...

Chính vì thế, làm cái to, cái lớn cho Thủ đô là tốt, nhưng người dân mong muốn mỗi giải pháp quy hoạch, từng bản thiết kế công trình, những hạng mục kỹ thuật đô thị… đều không được làm lu mờ, hay biến dạng những không gian đặc thù đó. 

Dẫu biết, tàu điện chính là bước tiến mới với Hà Nội trong vòng 10-20 năm tới, thành phố cần có chính sách công khuyến khích giao thông công cộng và giao thông xanh. Có điều, làm quy hoạch mà không vì Hà Nội xưa, không bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử mang nét đặc trưng của mình thì quy hoạch thế nào thì xây dựng kiểu gì đây?

Để rồi, một lần nữa chúng ta phải khẳng định lại: Thật khó có thành phố nào có những nét riêng về không gian, cảnh quan đô thị đặc trưng như Thủ đô Hà Nội. Bao quanh mình là trung tâm hành chính, chính trị, và bản thân Hồ Gươm chính là “nơi linh thiêng lắng hồn núi sông ngàn năm”. Người dân và du khách đến tham quan Hồ Gươm bởi nơi đây luôn tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng, thư thái.

Vì thế, xây dựng ga tàu điện ngầm C9 có thể phá vỡ không gian văn hóa lịch sử, cảnh quan của Hồ Gươm. Xin hãy tĩnh lặng nghe Hà Nội “thở” nặng nhọc mỗi khi đêm về! Xin hãy cẩn trọng với từng quyết định mang tính "lịch sử"!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xin hãy tĩnh lặng nghe Hà Nội “thở”! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713531401 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713531401 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10