Xoay vốn cuối năm

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp đang xoay xở vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa gia tăng cuối năm.

Ngoài tín dụng, các doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn khác, như huy động quốc tế, trái phiếu doanh nghiệp…

 Dự báo tín dụng hệ thống sẽ tăng 14% trong năm 2022. Nguồn: VNDIRECT.

Dự báo tín dụng hệ thống sẽ tăng 14% trong năm 2022. Nguồn: VNDIRECT.

>>> TS Cấn Văn Lực: Áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất vẫn là thách thức ở 2023

Tín dụng vẫn là chủ lực

NHNN vừa nới thêm chỉ tiêu tín dụng 1,5%-2%, tức khả năng tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt tới tổng chỉ tiêu 16%, cao hơn so với năm 2021.
Sự điều chỉnh này theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, là phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, tỷ giá và đặc biệt là sự hạ nhiệt thanh khoản của các ngân hàng.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng đặc biệt căng lên khi loạt động thái mua lại trái phiếu trước hạn của chính các TCTD và doanh nghiệp rộ lên, sau vụ việc Vạn Thịnh Phát, trong khi kênh này vắng bóng phát hành mới.

Tại thời điểm hiện nay, sau 2 đợt nâng lãi suất điều hành của NHNN, lạm phát của Việt Nam được đánh giá đã được kiềm chế ở mức thấp dưới chỉ tiêu, tỷ giá hạ nhiệt. Cơ sở để NHNN xem xét nới thêm room tín dụng, thúc đẩy giải ngân ra thị trường thêm 240 nghìn tỷ đồng chỉ trong khoảng thời gian còn lại 3 tuần của năm, hướng đến mục tiêu kép vừa đáp ứng vốn cho nền kinh tế, vừa để các ngân hàng muốn cho vay thêm thì bắt buộc phải hạ lãi suất.

Ở mức tăng trưởng tín dụng 16%, nếu giải ngân hết, áp lực lạm phát có tăng thêm hay không? Câu trả lời đã được TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính chỉ rõ: Lạm phát của Việt Nam thời gian qua, nếu có, cơ bản không đến từ tiền tệ mà chủ yếu từ giá hàng hóa. Theo đó, khi giá xăng dầu, năng lượng - đầu vào giá hàng hóa, có tín hiệu hạ nhiệt ổn định, và chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới có cơ hội phục hồi một phần với việc mở cửa nền kinh tế trở lại của Trung Quốc, bài toán để kinh tế Việt Nam không sa vào hệ lụy suy thoái nặng nề phụ thuộc lớn vào “biến” tiền tệ.

Do đó, có thể nói 240 nghìn tỷ đồng tín dụng mới, vẫn là cơ hội vốn cụ thể nhất cho doanh nghiệp.

 VinFast đã tiến hành nộp hồ sơ IPO và niêm yết lên thị trường chứng khoán Mỹ. (Ảnh: Một showroom ô tô điện VinFast tại Mỹ)

VinFast đã tiến hành nộp hồ sơ IPO và niêm yết lên thị trường chứng khoán Mỹ. (Ảnh: Một showroom ô tô điện VinFast tại Mỹ)

Và các kênh vốn khác

Trong giai đoạn gần đây, điểm tích cực của dòng vốn đang đến từ nỗ lực khai mở kênh huy động quốc tế của các doanh nghiệp. Những thương vụ hàng chục đến hàng trăm triệu USD đã mang một nguồn lực lớn về cho các đơn vị kinh doanh, hầu hết là các doanh nghiệp lớn, đầu ngành kinh tế.

Điển hình như vụ gọi vốn 600 triệu USD của Tập đoàn Masan. Ở vị thế đa ngành của mình, Masan cũng là doanh nghiệp “nổ phát súng” phá băng thị trường trái phiếu nội địa khi phát hành mới đạt giá trị cao nhất trong tháng 11 (1.700 tỷ đồng).

Ngoài ra, nhóm ngân hàng, tài chính huy động được hàng trăm triệu USD để tài trợ lại cho nền kinh tế như VPBank (500 triệu USD), SeABank (200 triệu USD), Chứng khoán Bản Việt (105 triệu USD), Chứng khoán VNDirect (75 triệu USD), F88 (60 triệu USD).

Ở khối sản xuất, VinFast huy động được 135 triệu USD, Tập đoàn Novaland (40 triệu USD), Tập đoàn Lộc Trời (100 triệu USD) và Be Group (100 triệu USD).
Sắp tới, các giao dịch huy động vốn quốc tế hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ khi VinFast đã tiến hành nộp hồ sơ IPO và niêm yết lên thị trường chứng khoán Mỹ; HDBank lên kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi huy động 500 triệu USD…

Với kênh vốn quốc tế, ông Nguyễn Tùng Anh, chuyên gia FiinRatings, lưu ý là mức lãi suất huy động vốn nợ này có thể sẽ cao hơn các giao dịch huy động thời gian trước do bối cảnh lãi suất tăng cao và chi phí bảo hiểm rủi ro tỷ giá được tính thêm. Tuy nhiên, đây vẫn là một diễn biến khá tích cực trong bối cảnh các kênh huy động vốn trong nước bị thắt chặt.

“Điều này cũng cho thấy niềm tin của các tổ chức tài chính nước ngoài vào sự tăng trưởng dài hạn của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam nếu như thông tin và hồ sơ tín dụng rõ ràng. Hoạt động huy động vốn vẫn có thể diễn ra và mức độ rủi ro được phản ánh vào lãi suất. Các khoản vay ngoại tệ cũng đã góp phần giải quyết vấn đề áp lực đáo hạn nợ và nhu cầu tái cơ cấu nợ của một số doanh nghiệp”, ông Nguyễn Tùng Anh đánh giá.

Ở một kênh vốn khác, với đa dạng nguồn tiền đến từ các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có nhu cầu nắm bắt cơ hội trong tình trạng mất cân bằng thanh khoản của nhiều doanh nghiệp, hoạt động tái cơ cấu của các doanh nghiệp đang gợi lên phương thức giao dịch “tạo tiền”.

Cụ thể, đó là các doanh nghiệp bán cổ phần để trả nợ trái phiếu, hoặc các doanh nghiệp bán đứt tài sản có giá như bất động sản, để tất toán trái phiếu trước hạn và có tiền đầu tư đẩy dự án mới ra thị trường nhằm có doanh thu. Điển hình là các trường hợp tái cơ cấu quyết liệt của Novaland, Phát Đạt…

Một chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh mà các kênh vốn đều hết sức khó khăn, ngoại trừ một cánh cửa chào đón một số doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí và kỳ vọng, như vốn vay quốc tế (dành cho doanh nghiệp lớn), thì kênh vốn giao dịch tài sản (qua M&A tài sản, dự án, cổ phần) bao gồm cả vốn của các tổ chức, đối tác mua lại để mở rộng hoặc hợp tác kinh doanh, hay chi phối sở hữu… sẽ tạo nên nguồn lực không nhỏ trên thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xoay vốn cuối năm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713978612 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713978612 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10