Xoay xở trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu 2023

Diendandoanhnghiep.vn Tất cả các dự báo ngắn hạn đều cho thấy kết quả tiêu cực kinh tế toàn cầu năm 2023. Tuy nhiên vẫn còn những nền kinh tế "ngoại lệ" nếu phát huy tốt nội lực.

Năm 2023 được dự báo tồi tệ nhất trong 30 năm trở lại đây

Năm 2023, kinh tế toàn cầu được dự báo tồi tệ nhất trong 30 năm trở lại đây.

>> “Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất được công bố ngày 10/1/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định rằng: Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 1,7% vào năm 2023 và 2,7% vào năm 2024.

Còn theo các chuyên gia hàng đầu tại Bloomberg, năm 2023 nhiều khả năng sẽ là một năm tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ gần đây. Tình trạng suy thoái kinh tế dường như không có ngoại lệ; giá cả, lạm phát, năng lượng và lương thực là 4 vấn đề có thể nhận thấy ở mọi nền kinh tế với các mức độ khác nhau.      

Trong khi doanh nghiệp tại các khu vực thịnh vượng nhất đối mặt với chi phí vay vốn quá cao, nguy cơ mất an ninh năng lượng thì người tiêu dùng ở những nền kinh tế mới nổi cảm thấy túi tiền vơi đi quá nhanh chóng.

Bối cảnh này không cho phép kỳ vọng quá nhiều ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, nhưng cơ hội “tránh bão” với các nước dựa vào xuất khẩu không phải quá eo hẹp - kinh nghiệm “tự lực cánh sinh” có cơ hội phát huy.

Đầu tiên, các chuyên gia cho rằng các quốc gia cần tập trung kích cầu nội địa, trong đó thị trường Việt Nam 100 triệu dân không phải là nhỏ. Từ trước tới nay, chúng ta chỉ chú trọng xuất khẩu, lấy số lượng xuất cảng, con số thặng dư thương mại và khả năng len lỏi vào thị trường khó tính làm thước đo thành công.

Nghịch lý là thị trường nội địa phần lớn do doanh nghiệp ngoại làm chủ; thua thiệt so với dòng hàng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Từ công nghiệp hỗ trợ, hàng tiêu dùng, logictics, thời trang, thương mại điện tử đến công nghiệp cơ khí, thực phẩm,…đều “lép vế” trên sân nhà.

Ông Moritz Kraemer, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu của Ngân hàng Landesbank Baden Wuerttemberg cho rằng: “Việt Nam chính là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp nước ngoài đang hướng tới nhờ vào sự ổn định về chính trị và tiền tệ; sự cởi mở về kinh tế, lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công cạnh tranh”.

Kinh tế Việt Nam vẫn còn dư địa

Kinh tế Việt Nam vẫn còn dư địa "tránh bão" suy thoái

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao những lợi thế mà doanh nghiệp ngoại nhìn thấy lại không thể giúp doanh nghiệp Việt bứt phá trên sân nhà? Con số sau đây cho thấy gì? “Hiện các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 93,7% trong tổng số doanh nghiệp, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế trong cả giai đoạn 2011-2018 luôn dưới 0!”.

Cần xem xét lại cơ chế thực thi chính sách tiền tệ, tài chính. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là: “không điều hành giật cục, không chuyển đổi trạng thái đột ngột, tránh tình trạng lúc này quá chặt chẽ, lúc khác quá lỏng lẻo, lúc này quá đơn giản, lúc khác quá cầu kỳ, lúc này quá cầu toàn, lúc khác quá nóng vội”.

Ví dụ, thắt chặt tín dụng với bất động sản không nên “vơ đũa cả nắm”, phân định rõ ràng giữa hai câu chuyện: giá đất tăng do cò mồi, đầu cơ và tăng đúng với giá trị. Tôn trọng quy luật khách quan của thị trường, tư duy “cứu” chứ không chỉ “cấm”.

Trung Quốc “cứu” thị trường bất động sản bằng cách đánh giá tỉ mỉ từng dự án, từng doanh nghiệp, qua đó soạn ra bộ khung gồm 3 nấc, tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp rơi vào “khung” nào thì được cấp vốn theo khung đó; doanh nghiệp không đủ điều kiện sẽ tự đào thải.

Nói rộng ra, chúng ta cần linh hoạt và thực tế hơn khi áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ vào hiện trạng nền kinh tế, ăn nhập với tình hình doanh nghiệp. Nếu không phát huy tác dụng - cần rà lại khâu tham mưu - dựa trên các đánh giá định lượng thị trường chứ không phải định tính.

Không phải bất cứ khi nào Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất thì các ngân hàng Trung ương phải tăng lãi suất theo. Một bằng chứng cụ thể là trường hợp Nhật Bản, nước này vẫn duy trì chính sách tiền tệ “siêu nới lỏng” để phục vụ chiến lược “phục hưng Nhật Bản” của Thủ tướng Fumio Kishida.

Doanh nghiệp nội địa hiện rất khát tiền, còn ngân hàng thì đầy tiền; các quỹ an sinh xã hội, vốn đầu tư công cũng còn rất nhiều tiền không thể giải ngân. Câu chuyện thuế, phí với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần những tính toán thực tế để có giải pháp nhanh, gọn, nhẹ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xoay xở trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu 2023 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711645609 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711645609 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10