Xu hướng chửi muốn lên ngôi?

Diendandoanhnghiep.vn Điều mà người viết muốn đề cập liên quan đến vụ lùm xùm của NSƯT Đức Hải là xu hướng chửi.

Vụ lùm xùm của NSƯT Đức Hải đã khiến nhiều người bức xúc với thái độ thiếu tôn trọng khán giả của nam nghệ sĩ. Thậm chí phần giải thích sau đó của anh cũng không được chấp nhận. Vì lý do này, nhiều dân mạng đã tràn vào một ứng dụng đặt đồ ăn và đánh giá 1 sao với quán phở mang tên “Rất Quê” do NSƯT Đức Hải làm chủ.

Nhiều người chưa từng ăn thử nhưng cũng quyết định cho 1 sao vì không chấp nhận được thái độ của chủ quán. Có nhiều đánh giá thấp như: “Chủ quán thiếu tư cách, chửi bới tục tĩu, phở nấu dở, thái độ phục vụ kém, lời khuyên là nên dẹp tiệm càng sớm càng tốt”… Hoặc “Chủ quán mất dạy và coi thường khán giả ,dùng ngôn từ thô bỉ. Kêu gọi tất cả mọi người tẩy chay cho cái quán này sập tiệm”..v..v.

QQ

Nhiều đánh giá thấp cho quán "Rất Quê" của NSƯT Đức Hải.

Đáng chú ý, không chỉ quán “Rất Quê” của NS Đức Hải ở TP HCM bị đánh giá 1 sao mà một thương hiệu trùng tên tại Hà Nội cũng bị vạ lây. Cụ thể, quán phở có tên là phở Đức Hải ở Hà Nội, dù không liên quan đến nam nghệ sĩ nhưng vẫn phải chịu cảnh "tai bay vạ gió", bị người dùng đánh giá 1 sao dù không liên quan đến NS Đức Hải. Hiện quán đã phải tạm khóa phần đánh giá để tránh việc bị hiểu lầm.

Trước đó, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cũng đã ban hành quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng đối với NSƯT Đức Hải sau những lùm xùm xung quanh phát ngôn với lời lẽ thô tục trên facebook cá nhân của nghệ sĩ này.

Thế nên, bàn về câu chuyện phát ngôn của NSƯT Đức Hải, khoan hãy nói đến chuyện đúng - sai, vì đúng – sai đến đâu sẽ có những căn cứ pháp luật giải quyết. Và chuyện NSƯT Đức Hải bị miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng cũng là bước đầu của việc phân xử theo pháp luật.

Dưới góc nhìn pháp lý, một số chuyên gia luật cho rằng: “Đối với những người của công chúng, dù là một lời nói hoặc một hành động trên mạng xã hội sẽ có sự ảnh hưởng lớn đối với dư luận, xã hội. Ví dụ như một số nghệ sĩ là thần tượng của nhiều người, trong đó phần lớn là giới trẻ. Nếu những nghệ sĩ đó ứng xử văn minh trên mạng xã hội thì sẽ có sự lan tỏa tốt trong xã hội. Nhưng nếu họ có những hành động thiếu văn hóa, lời nói phản cảm, thô tục thì vô hình trung sẽ ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, việc tiếp thu văn hóa của giới trẻ… Điều đó rất nguy hiểm. Do đó, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trên mạng xã hội cần được ngăn chặn, lên án”.

Việt Nam đứng top 5 nước có hành xử trên Internet kém văn minh nhất.

Việt Nam đứng top 5 nước có hành xử trên Internet kém văn minh nhất.

Theo kết quả Chỉ số văn minh trực tuyến (DCI) được Microsoft công bố vào ngày Quốc tế an toàn Internet, Việt Nam nằm trong danh sách 5 quốc gia kém văn minh nhất trên mạng. Bốn nước còn lại lần lượt là Nga, Columbia, Peru và Nam Phi. Có lẽ không đợi đến khi chỉ số này được công bố chúng ta mới nhận thức rõ điều này.

Kết quả trên ít nhiều cũng cho thấy, lâu nay, tình trạng hành xử kém văn minh đã trở thành một vấn đề khiến không ít người cảm thấy bức xúc, khó chịu và thậm chí, từ bỏ hoặc hạn chế sử dụng mạng xã hội để không phải nhìn thấy những lời lẽ thô tục, những phản ứng thái quá.

Điều mà người viết muốn đề cập liên quan đến câu chuyện này là xu hướng chửi. Cần phải nhìn nhận rằng, bất kỳ ai tham gia cũng đều phải tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng, tôn trọng pháp luật. Đặc biệt là những nghệ sĩ, những người của công chúng thì càng không thể lên mạng phát ngôn “bừa”, dùng lời lẽ thô tục.  

Đáng nói hơn, câu chuyện này không chỉ xuất hiện ở trên mạng mà còn cả trong cuộc sống thường nhật và có xu hướng ngày càng phổ biến. Lẽ nào trong thế giới ngày càng văn minh, hiện đại, sự thô tục lại lên ngôi?

Thậm chí, ở quan điểm cá nhân, đã có lúc tôi sợ rằng người tử tế sẽ trở nên cô đơn trong xã hội và bây giờ tôi lại thêm một mối lo khác là những người ăn nói, hành xử đúng mực sẽ thực sự cô đơn. Họ còn bị cộng đồng nhiều lúc cho là giả tạo, là khuôn sáo khi cư xử đúng phép tắc. Tại sao vậy?

Một câu hỏi có rất nhiều lời giải đáp, nhưng trước tiên nó cho thấy mặt trái của mạng xã hội. Bên cạnh việc tạo kết nối, giao tiếp giữa người dùng, mạng xã hội còn giống như một cái chợ chứa đầy rẫy “rác văn hóa”. Trên Facebook, nhiều người tự cho mình được cái quyền đăng ảnh, clip của người khác, hay chửi bới, thậm chí làm nhục bất kỳ ai nếu họ thấy “ngứa mắt”.

Tệ hơn, sự lan truyền chóng mặt với những lượt chia sẻ ăn theo, a dua, ném đá không thương tiếc trong thế giới ảo đã dẫn đến những hậu quả đau lòng ngoài đời thực. Văn hóa ứng xử trên mạng là chủ đề từng được báo chí nhiều lần nhắc tới, nhưng có vẻ như tới nay nhiều người dùng, đặc biệt là giới trẻ, vẫn chưa ý thức được những phát ngôn trên mạng của mình.

Có thể nói, chửi thề giống như nước mắm, chan lên cơm thì thơm, trét lên mặt thì dĩ nhiên là dơ. Tôi không tin thời đại này là thời đại của sự tục tĩu lên ngôi, tôi không tin có sự đảo lộn. Làm ơn, hãy để việc nói tục chửi thề ở đúng vị trí của nó, là một thói quen nếu đúng lúc, đúng chỗ thì vô thưởng vô phạt.

Đừng để nó thành “văn hóa”, đừng biến bản thân thành một phần của một dân tộc đói kém văn hóa đến nỗi xem việc chửi thề là thời thượng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng chửi muốn lên ngôi? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713459780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713459780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10