Xử phạt nồng độ cồn: Tết Nguyên đán Canh Tý có còn vui?

Lê Linh 06/01/2020 11:05

Quy định mới về luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực ngày 1/1/2020 đang khiến dư luận trong nước bàn tán xôn xao. Họ ủng hộ về chủ trương nhưng bất đồng về mức độ phạt.

Dư luận đang bắt đầu ý kiến về mức độ xử phạt về đo nồng độ cồn. Họ cho rằng chủ trương này là đúng đắn, tuy nhiên mức độ xử phạt thì cần luận bàn.

Các ý kiến trên mạng xã hội đưa ra nguyên nhân của các tai nạn giao thông không hẳn là do lái xe uống rượu, bia gây ra.

Điều đáng nói ở đây, họ quên mất rằng việc uống rượu, bia không chỉ là gây tai nạn mà còn là hậu quả của các vụ xung đột dẫn đến thương vong rất nhiều.

Chỉ trong vòng 0,42 giây trên google với từ khóa các vụ án trên bàn nhậu đã cho ta 5.412.000 kết quả. Con số đó cho ta thấy tác hại của việc xử dụng bia rượu không chỉ là vấn đề tham gia giao thông.

Logo về việc đã uống rượu bia thì không lái xe.

Logo về việc đã uống rượu bia thì không lái xe.

Câu hỏi đặt ra là vậy việc thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ sẽ triệt để và quyết liệt như việc cấm đốt pháo hay lại giống như việc cấm hút thuốc lá? Đây đang thực sự là một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm đến đáp án.

Có thể bạn quan tâm

  • Xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông: Đừng “đánh trống bỏ dùi”

    04:00, 04/01/2020

  • Lạm dụng rượu bia - đừng “ngụy biện” là… “văn hóa”!

    12:52, 03/01/2020

  • Từ 1/1/2020, lái xe uống rượu bia bị phạt tới 40 triệu, tước giấy phép lái xe 2 năm

    21:15, 31/12/2019

  • "Điều luật lịch sử" thay đổi thói quen xấu về rượu, bia

    05:00, 24/12/2019

  • Chỉ cần có “hơi rượu, bia” người điều khiển xe máy, ô tô sẽ bị xử phạt?

    00:00, 11/08/2019

Quay trở lại vấn đề xử phạt nồng độ cồn được áp dụng vào đúng ngày đầu tiên của năm mới và cũng bên thềm của Tết Nguyên đán.

Với một phong tục tập quán và một nền văn hóa lâu đời như Việt Nam thì Tết năm nay có còn vui?

Văn hóa của người Việt khi cúng ông bà, tổ tiên, cúng thần linh phải có chén rượu; đến chúc Tết cũng chén rượu;  liên hoan tất niên cuối năm cũng phải có rượu... Vậy, việc áp dụng xử phạt nồng độ cồn như thế này có khiến cho không khí đón năm mới bị giảm sút?

Chúng ta cùng quay trở lại những năm 80 của thế kỷ trước, khi giao thừa điểm, những hạt mưa lất phất bay thì gia đình nào cũng treo một băng pháo tép và cùng đốt lên, tiếng pháo đì đùng rộn ràng. Tết quyện vào tâm trí mỗi người mùi khói thuốc pháo và mùi bánh chưng khiến ai đi xa cũng mong trở về cố hương vào dịp này.

Một Tết nguyên đán có còn như xưa?

Một Tết nguyên đán Canh Tý có còn như xưa?

Khi lệnh cấm đốt pháo được thực hiện triệt để thì Tết cũng có thay đổi, hụt hẫng hơn, không còn không khí như trước nhưng rồi mọi người cũng thích nghi dần và lựa chọn những cách thức khác để vui Tết.

Tết Canh Tý đang đến rất gần, câu chuyện có hay không nâng chén rượu nhạt ngày đầu năm đang được người dân quan tâm. Có nên uống rượu, bia hay không khi mà chỉ một chén rượu, một cốc bia, thậm chí “hoa quả lên men” cũng có nồng độ cồn.

Mà thực tế phần lớn người dân chúng ta vẫn đang di chuyển bằng phương tiện cá nhân, đến nhà người ta chúc tết, nâng chén rượu nhạt xong không nhẽ để xe lại đó để... bắt taxi về. Mà nếu cố tình đi xe về, rủi một chút bị công an giữ lại thổi nồng đồ cồn thì cả gia đình coi như... mất Tết.

Hãy xem, các nước trên thế giới đã áp dụng xử phạt nồng độ cồn như thế nào.

Ở Anh, người điều khiển phương tiện giao thông bị kết tội lái xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.35mg/1 lít khí thở có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 6 tháng, nộp phạt 2.500 bảng Anh hoặc cấm lái xe ít nhất 1 năm.

Người từ chối cung cấp mẫu máu, hơi thở hoặc nước tiểu để đo nồng độ cồn có thể bị tù 6 tháng, bị phạt tiền hoặc cấm lái xe ít nhất 1 năm.

Tại Australia, từ ngày 20/5/2019, các vi phạm như nồng độ cồn từ 0.15 mg/1 lít khí thở trở lên, từ chối đo khí thở, xét nghiệm máu hoặc nồng độ cồn trong máu sẽ bị phạt 3.300 đô la Australia nếu vi phạm lần đầu, phạt 5.500 đô la nếu vi phạm từ lần 2 trở đi, phạt tù từ 18 tháng đến 2 năm, tước bằng lái từ 1-2 năm.

Với các tài xế có nồng độ cồn từ 0.08 đến dưới 0.15 mg/1 lít khí thở chịu mức phạt từ 2.200 đến 3.300 đô la, phạt tù từ 9 tháng đến 12 tháng, tước bằng lái từ 6 tháng đến 12 tháng.

Theo pháp luật Trung Quốc, những trường hợp có nồng độ cồn dưới 80 mg/100 ml máu sẽ bị phạt từ 1.000 nhân dân tệ đến 2.000 nhân dân tệ (3 triệu - 6 triệu đồng) và đình chỉ giấy phép lái xe trong 6 tháng. Trường hợp nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu bị phạt tối đa 3 năm tù và bị cấm lái xe trong vòng 5 năm.

Còn ở Việt Nam mức xử phạt đang như thế nào? Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg /1l khí thở.

mức xử phạt về nồng độ cồn tại Việt Nam.

mức xử phạt về nồng độ cồn tại Việt Nam.

Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 nghìn đồng.

Theo quy định mới, người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn dù chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg /1l khí thở, vẫn bị xử phạt. 

Như vậy, với cùng một thông số đưa ra thì trên thế giới mức xử phạt là rất nghiêm khắc và có thể bị xử phạt tù, tại Việt Nam thì với số tiền như vậy là một con số rất lớn và gặp phải các ý kiến trái chiều.

Một số ý kiến thì đồng thuận cao, chỉ có nghiêm mới cấm được. Một số ý kiến thì cho rằng quá cao và không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Việc áp dụng xử phạt nồng độ cồn là một chủ trương đúng đắn vào giai đoạn này. Nhưng vấn đề đặt ra là những người trong cuộc và có liên quan có thực hiện Nghị định 100 thực sự đúng và tích cực hay không, hay lại là một hiện tượng để đẩy các dịch vụ lên cao và tham nhũng xuất hiện.

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những bức ảnh chế người tham gia giao thông cùng đồng loạt dắt bộ xe từ một đám cưới đi qua cảnh sát giao thông, hay ảnh chế lực lượng cảnh sát giao thông đứng dầy đặc bên ngoài một quán nhậu.

Một bức ảnh

Một bức ảnh "gây cười" về việc người dân đối phó với xử phạt nồng độ cồn.

Một Tết Nguyên đán Canh Tý có vui không còn phụ thuộc vào mỗi gia đình và hoàn cảnh.

Dù như thế nào thì Tết cũng sẽ đến trong ít ngày nữa và rồi cũng sẽ trôi qua đi.

Việc xử phạt người uống rượu, bia khi tham gia giao thông mặc dù còn nhiều ý kiến trái chièu, song, hãy cứ thực hiện đi, tuân thủ đi.

Bởi, nếu không làm nghiêm việc xử phạt nồng độ cồn thì sẽ có rất nhiều con người mãi mãi không bao giờ được đón thêm một cái Tết nữa.

Hãy để chỉ số yêu thương, chỉ số lao động được cao hơn nồng độ rượu trong hơi thở của mỗi người Việt nhân dịp Tết Canh Tý này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xử phạt nồng độ cồn: Tết Nguyên đán Canh Tý có còn vui?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO