Nhu cầu thế giới sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam gặp khó

Diendandoanhnghiep.vn Những khó khăn của kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu trong cuối năm 2022 dự báo chưa thể khắc phục ngay và sẽ kéo dài sang đầu năm 2023.

>>>Xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ khởi sắc sau Tết

Chiều 2/2, Văn phòng Chính phủ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. Đại diện Bộ Công thương trả lời những câu hỏi từ báo chí, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: Hiện nhu cầu thế giới sụt giảm là một trong những khó khăn, thách thức chính của xuất khẩu Việt Nam.

Ông

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết có nhiều nguyên nhân. 

Một là, kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn, vốn là các thị trường nhập khẩu hàng đầu trên thế giới và của chúng ta, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,… Thị trường Trung Quốc dù mới chấm dứt chính sách zero-Covid nhưng vẫn tồn tại nhiều yếu tố phức tạp và tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng còn diễn biến khó lường.

Hai là, những cú sốc về chuỗi cung ứng làm giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, theo đó giá thành sản xuất hàng hoá ở mức cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

Ba là, trên thế giới, tình hình lạm phát tăng cao, tồn kho cao, ảnh hưởng đến sức cầu nhập khẩu hàng hoá của người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là các mặt hàng không thiết yếu, vốn là các mặt hàng xuất khẩu  xuất khẩu  chủ lực của Việt Nam sang thị trường các nước phát triển, điển hình như dệt may, da giày,…

>>> Thay đổi quan niệm sản phẩm xuất khẩu

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương,  yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xuất khẩu của Việt Nam là nhu cầu nhập khẩu của thế giới đối với các loại hàng hóa mà chúng ta có thế mạnh giảm sút rõ rệt.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều yếu tố thuận lợi, như Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có độ mở lớn, có nhiều FTA đã ký kết và có hiệu lực, nếu chúng ta biết khai thác tốt thì đây chính là thế mạnh trong thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tích cực sẽ là động lực tạo thêm năng lực sản xuất mới cho xuất khẩu; các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát huy tính chủ động sáng tạo, tìm kiếm thị trường mới, khai thác lợi thế từ các Hiệp định FTA.

>>> Xuất khẩu nông nghiệp

Ông Đỗ Thắng Hải cho biết: “Trong bối cảnh nhiều yếu tố biến động khó lường ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 đạt mức tăng khoảng 6% so với năm 2022. Năm 2022, xuất khẩu cả nước đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021. Như vậy với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6%, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD, tăng thêm khoảng 22 tỷ USD giá trị xuất khẩu hàng hoá so với năm 2022”.

Mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực, cố gắng rất lớn, cần có sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan và đặc biệt là các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhu cầu thế giới sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam gặp khó tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517049 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517049 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10