Xuất khẩu gạo: Tìm cơ hội trong thách thức!

Diendandoanhnghiep.vn Lo ngại về an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là có cơ sở. Trong khi, thời điểm này lúa gạo Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu với giá cao do nhu cầu từ các thị trường đang tăng lên.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản thông kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh việc xuất khẩu gạo cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để bảo đảm đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu. Yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các vùng miền, đặc biệt ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, bảo đảm đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo nhằm thao túng giá đối với mặt hàng gạo.

Thực tế cho thấy, dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành phức tạp trên toàn cầu, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều trong trạng thái “bế quan tỏa cảng” với chỉ thị hoặc khuyến nghị người dân hãy tự cách ly tại nhà để chống dịch.

Các tập đoàn, công ty từ lớn đến nhỏ hầu như đều trong tình trạng đóng băng khiến cho kinh tế toàn cầu bước vào suy thoái, sự suy thoái lần này là chưa có tiền lệ. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực.

 Bằng chứng là một số liệu của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, tính riêng trong hai tháng đầu năm, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 35,9% thị phần. Ngoài ra, Trung Quốc, Đài Loan và Mozambique là những thị trường tăng nhập khẩu gạo Việt Nam nhất.

Riêng Trung Quốc, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nước này mua gạo Việt gấp 7 lần về sản lượng, 8 lần về giá trị so với cùng kỳ 2019 khi đạt hơn 66.222 tấn (tương đương 37 triệu USD).

Trong khi đó, tại Việt Nam, đến thời điểm này dịch COVID-19 và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường, dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước.

Đặc biệt, đây cũng là thời gian mọi người thực hiện cách ly xã hội, không tập trung đông người, dừng sản xuất trong nhiều tháng thì không những kinh tế suy thoái mà lương thực cũng sẽ trở nên khan hiếm là điều chắc ai cũng hiểu.

Đối với lương thực, cho dù chưa xảy ra nạn đói nhưng mỗi một người dân đều có tâm lý “tích cốc phòng cơ”, tức là lượng lương thực mỗi gia đình mua vào sẽ nhiều hơn bình thường để dự trữ đề phòng nạn đói.

Hãy nhìn những người quen xung quanh ta sẽ hiểu, trước đây một gia đình lẽ ra mỗi lần mua 10kg gạo, nay phần lớn mua một lần ít nhất gấp đôi gấp ba, nhiều người còn tích trữ nhiều hơn. Khi cả thế giới người nào cũng phải tích trữ lương thực, tức là nhu cầu lương thực sẽ tăng lên gấp nhiều lần thì giá sẽ tăng hay là giảm chẳng cần nói thì ai cũng biết.

Cho nên, xét ở phạm vi quốc gia, Chính phủ chẳng phải đã tuyên bố cả nước đang bước vào thời chiến hay sao? Việc triển khai vấn đề an ninh lương thực cũng không phải là như các dự án thông thường mà áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong thời chiến. Cũng phải dự lường đến tình trạng bi đát nhất khi dịch kéo dài.

Đúng là, những lo ngại về vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và hạn mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long là có cơ sở. Trong khi, thời điểm này lúa gạo Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu với giá cao do nhu cầu từ các thị trường đang tăng lên.

Đứng giữa thách thức và cơ hội đó, Thủ tướng đã chỉ đạo việc xuất khẩu gạo cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Vậy thì Bộ Công thương phải rất thận trọng và có trách nhiệm với những đề xuất tham vấn của mình và giải quyết tốt bài toán: Làm thế nào để hài hòa giữa an ninh lương thực và mục tiêu xuất khẩu gạo trong thời điểm này? 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gạo: Tìm cơ hội trong thách thức! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713242899 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713242899 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10