Xuất khẩu phân bón tăng trong bối cảnh giá tăng “phi mã”

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh giá phân bón trong nước tăng “phi mã” thời gian qua, nhưng 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu phân bón của Việt Nam ra nước ngoài vẵn tăng mạnh cả về khối lượng lẫn kim ngạch.

Xuất khẩu tăng mạnh

Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2021, cả nước xuất khẩu 748.514 tấn phân bón, thu về gần 264,04 triệu USD, giá trung bình đạt 352,8 USD/tấn tăng 38,8% về khối lượng, tăng 67% về kim ngạch và giá tăng 20,3%.

Xuất khẩu phân bón trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh cả về khối lượng lẫn kim ngạch.

Xuất khẩu phân bón trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh cả về khối lượng lẫn kim ngạch.

Riêng tháng 7/2021 xuất khẩu giảm 1,2% về lượng, giảm 26% về kim ngạch và giảm 25,1% về giá so với tháng 6/2021. So với tháng 7/2020 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 11,2%, 44,6% và 30,1%, đạt 86.903 tấn, tương đương 33,64 triệu USD, giá trung bình 387,1 USD/tấn.

Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu là Canpuchia, riêng thị trường này đã chiếm 43,6% trong tổng lượng và chiếm 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt trên 326.513 tấn, tương đương trên 121,34 triệu USD, giá trung bình 371,6 USD/tấn, tăng mạnh 52,9% về lượng, tăng 82,8% về kim ngạch, tăng 19,6% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng tháng 7/2021 xuất khẩu sang Canpuchia giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 6/2021, với mức giảm tương ứng 9,5%, 15,4% và 6,5%. So với tháng 7/2020 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 35,3%, 78,8% và 32,2%, đạt 54.840 tấn, tương đương 22,64 triệu USD, giá trung bình 412,9 USD/tấn.

Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là một số thị trường cũng đạt kim ngạch cao trên 10 triệu USD như: Lào, Malaysia và Mozambique; trong đó xuất khẩu sang Lào 35.654 tấn, tương đương trên 14 triệu USD, giá trung bình 392,7 USD/tấn, tăng 29% cả về lượng và kim ngạch; giá cũng tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 59.702 tấn, tương đương trên 12,77 triệu USD, giá 214 USD/tấn, giảm 10,2% về lượng, nhưng tăng 13,9% kim ngạch, giá tăng 26,9% so với cùng kỳ, chiếm 8% trong tổng lượng và chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Đáng chú ý, xuất khẩu phân bón sang thị trường Mozambique tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 135% về lượng, tăng 287,3% kim ngạch, giá tăng 64,7% đạt 15.650 tấn, tương đương 10,93 triệu USD, giá 698,7 USD/tấn, chiếm trên 2% trong tổng lượng và chiếm 4% tổng kim ngạch.

Ở chiều ngược lại, trong tháng 7, Việt Nam nhập khẩu 520.144 tấn phân bón các loại, tương đương với 159 triệu USD với giá trung bình 305,7 USD/tấn, tăng tương ứng 18,3%, 25,9% và 6,4% so với tháng 6. So với tháng 7/2020, mức tăng lần lượt là 54,2%, 100,4% và 30%.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 2,8 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 802,7 triệu USD, giá trung bình 284 USD/tấn, tăng 20,1% về khối lượng, 36,6% về kim ngạch và 13,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc là thị trường cung cấp phân bón nhiều nhất cho Việt Nam, chiếm 44,5% tổng khối lượng và 42,5% tổng kim ngạch. Cụ thể, Việt Nam nhập 1,26 triệu tấn từ Trung Quốc, tương đương 340,9 triệu USD với giá trung bình 271,2 USD/tấn, tăng tương ứng lần lượt 29,6%, 52% và 17,3%. 

Đứng sau Trung Quốc là Nga. Lượng phân bón nhập khẩu từ Nga đạt 235.913 tấn, chiếm 8,4% trong tổng khối lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch của cả nước.

Giá tăng không do cầu vượt cung?

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trong nước và trên thế giới liên tục tăng mạnh. Cụ thể, phân urê Cà Mau tăng 72% (từ 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg); DAP Đình Vũ tăng 67,3% (từ 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg)...

Cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng những năm gần đây chỉ trên 10 triệu tấn.

Cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng những năm gần đây chỉ trên 10 triệu tấn.

Giá phân bón nhập khẩu cũng tăng không kém: DAP 64% nhập khẩu Trung Quốc tăng 50% (từ 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg); kali tăng 72,9% (kali miếng Israel tăng từ 6.650 đồng/kg lên 11.500 đồng/kg)...

Cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng những năm gần đây chỉ trên 10 triệu tấn. Như vậy, công suất sản xuất đang gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ. Tại sao giá phân bón vẫn tăng với tốc độ "chóng mặt”?

Trả lời câu hỏi này, tại "Hội nghị trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức mới đây; ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNN) cho rằng, giá phân bón tăng không phải do cầu vượt cung. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước không tăng trong những năm gần đây, trên 10 triệu tấn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón các loại đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so cùng kỳ 2020.

Cụ thể, phân NPK đạt trên 2,2 triệu tấn; phân urê đạt 1,244 triệu tấn; phân lân đạt khoảng 900.000 tấn; phân DAP, MAP đạt 341.000 tấn, tức là gần 95% công suất thiết kế (năm 2020, sản xuất DAP và MAP chỉ đạt 60% công suất thiết kế).

Riêng đối với phân DAP và MAP, lượng bán ra từ nguồn sản xuất trong nước là khoảng 355.000 tấn, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Lượng phân bón nhập khẩu đến hết tháng 6 đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón xuất khẩu khoảng 667.000 tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Số liệu trên cho thấy, dù lượng phân bón xuất khẩu tăng khá nhưng tổng nguồn cung phân bón cho sản xuất trong nước vẫn được đảm bảo. Bên cạnh đó, dù xuất khẩu tăng khá nhưng lượng phân bón do trong nước sản xuất dành cho nhu cầu nội địa vẫn đạt trên 4 triệu tấn, tăng 284 ngàn tấn so với mức 3,74 triệu tấn của 6 tháng đầu năm 2020.

“Số liệu này chứng minh, không có sự chênh lệch cung cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao”, ông Trung nhận định.

Đồng quan điểm trên, ông Bùi Thế Chuyên - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) cho rằng, nói giá phân bón tăng do bất cập cung cầu là không đúng.

Theo ông Chuyên, nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm 2021 tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón. Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh, cũng là những nguyên nhân khiến giá phân bón tăng cao trong thời gian qua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu phân bón tăng trong bối cảnh giá tăng “phi mã” tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711638343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711638343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10