Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải thay đổi để thích nghi và phát triển hay chấp nhận bị cạnh tranh và thôn tính.

Thương mại điện tử bùng nổ dẫn đến khối lượng hàng hóa luân chuyển gia tăng không ngừng và trở thành động lực tạo nên sức bật cho logistics. Song ngược lại, logistics cũng là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử. Trước những biến động khó lường của thị trường như hiện nay, logistics Việt Nam cần có những bước đi nhanh nhạy hơn nữa.

Logistics trong thương mại điện tử 

Theo nhận định của ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Công nghệ số, Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương: “Trước đây, hàng hoá mua bán trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) còn đơn điệu về chủng loại song ngày nay, người tiêu dùng có thể tìm kiếm mọi mặt hàng trên các sàn TMĐT uy tín của Việt Nam”.

Trước đây, hàng hoá mua bán trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) còn đơn điệu về chủng loại song ngày nay, người tiêu dùng có thể tìm kiếm mọi mặt hàng trên các sàn TMĐT uy tín của Việt Nam

Người tiêu dùng hiện có thể tìm kiếm mọi mặt hàng trên các sàn TMĐT uy tín của Việt Nam.

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 được xem như chất xúc tác để TMĐT bùng nổ mạnh mẽ hơn. Ông Hoàng dẫn chứng, trước đại dịch, không ai nghĩ sàn TMĐT có thể kinh doanh mặt hàng tươi sống song khi các chợ đầu mối tại các tỉnh thành phía Nam buộc phải đóng cửa nhằm hạn chế tiếp xúc đã tạo nên một thói quen tiêu dùng mới là mua sản phẩm thiết yếu trên môi trường điện tử.

Tuy nhiên, lượng đơn đặt hàng lớn nhưng không phải sàn TMĐT nào cũng đáp ứng được 100% nhu cầu của người dùng bởi gặp khó trong khâu vận chuyển vì dịch bệnh. Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với TMĐT trong nước mà cả TMĐT xuyên biên giới.

kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, các doanh nghiệp vận tải vẫn phải chịu nhiều áp lực để duy trì hoạt động và vận chuyển hàng hoá.

Kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay, các doanh nghiệp vận tải vẫn phải chịu nhiều áp lực để duy trì hoạt động và vận chuyển hàng hoá.

Thực tế cho thấy, kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay, các doanh nghiệp vận tải vẫn phải chịu nhiều áp lực để duy trì hoạt động và vận chuyển hàng hoá. Chia sẻ ý kiến về thực trạng trên, ThS. Võ Phương Lan, Trưởng Ban Vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty ASL cho biết, để duy trì chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp phải hoạt động 24/7 trong suốt đại dịch và đối diện với một bài toán rất lớn về chi phí khi thực hiện 3 tại chỗ, chi phí test COVID-19 định kỳ, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của các loại giấy phép nhằm vận hành chuỗi cung ứng hàng hoá từ cảng về tới kho hàng. Hơn thế nữa, giá xăng dầu tăng liên tục đẩy các doanh nghiệp logistics phải thường xuyên thay đổi báo giá tới khách hàng do không thể giữ giá cước như bình thường.

Nhân lực - “con hào” để thống lĩnh thị trường

Trên cương vị của cơ quan quản lý nhà nước, ông Bùi Huy Hoàng cho biết, Cục TMĐT và Kinh tế số đã triển khai nhiều hoạt động để giúp lĩnh vực TMĐT tăng trưởng như xây dựng gian hàng Việt trực tuyến quốc gia nhằm gắn kết cung và cầu trên môi trường mạng.

Trên góc độ của nhà tư vấn, ông Mitch Bittermann, Phó Chủ tịch điều hành, phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á của TMX đề ra 4 gợi ý để thị trường TMĐT Việt Nam phát triển bền vững hơn trong thời gian tới, đó là: bán hàng đa kênh; thay vì tồn kho ở nhiều khu vực thì chỉ tồn kho tại một khu vực và sử dụng các nhà cung ứng dịch vụ logistics để tối ưu hoá hoạt động tồn kho.

Đặc biệt, ông Mitch nhấn mạnh, đối với công tác quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp nên chuyển từ phương thức hoạt động “just-in-time” (đúng thời điểm) sang “just-in-case” (linh hoạt theo từng tình huống) để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường trong bất kỳ bối cảnh nào.

Dựa trên kinh nghiệm triển khai hoạt động của Lazada trong thời gian vừa qua, ông Vũ Đức Thịnh, Tổng giám đốc Lazada Logistics Việt Nam cho biết, trước những thay đổi của thị trường mà vẫn bảo đảm nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp logistics phải xác định đúng mô hình vận hành. Ví dụ như, mô hình vận chuyển hàng hoá tươi sống phải khác so với vận chuyển hàng hoá thông thường. Song dù lựa chọn mô hình nào cũng phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, cũng như nhiều chuyên gia khác, ông Thịnh cho rằng cần áp dụng tối ưu công nghệ để số hoá dữ liệu hành trình vận chuyển, áp dụng tự động hóa trong lĩnh vực logistics từ khâu vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải..

Cùng quan điểm với nhận định này, bà Võ Phương Lan cho rằng, trước tác động của dịch bệnh, ứng dụng công nghệ sẽ giúp tài xế hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hiệp hội VLA cũng đã xây dựng mô hình vận tải xanh để làm rõ thế nào là giao hàng không tiếp xúc.

Ngoài ra, bà Võ Phương Lan lưu ý một khía cạnh mà doanh nghiệp logistics cần quan tâm, đó là thực hiện chuyển đổi số trong logistics không phải cuộc chơi đốt tiền vào công nghệ mà điều quan trọng hơn là đào tạo con người, thay đổi tư duy trong vận hành, chăm sóc khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp là nguồn nhân lực và doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp đó nắm trong tay “con hào” để chiến thắng trên thị trường. Vì vậy, đối với tài sản vô giá này, doanh nghiệp logistics cần liên tục tái đào tạo.

Các doanh nghiệp logistics nên hiểu rằng, chúng ta không chỉ cung cấp dịch vụ tới khách hàng mà xác định đồng hành cùng phát triển, đưa ra giải pháp tối ưu nhất tiết kiệm chi phí cho cả chính doanh nghiệp và đối tác. Để làm được như vậy và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao với kỹ năng về phục vụ khách hàng, kỹ năng về chuyển đổi số, kỹ năng ngoại ngữ tốt”, bà Lan nhấn mạnh.

trong năm 2022, logistics được dự đoán là ngành rất phát triển và có xu hướng đóng vai trò trụ cột. Để logistics có thể hỗ trợ cho TMĐT, cần xây dựng những kho siêu nhỏ để phục vụ thiết thực cho logistics chặng cuối.

Năm 2022, logistics được dự đoán là ngành rất phát triển và có xu hướng đóng vai trò trụ cột.

Bà Lan cũng nhận định, trong năm 2022, logistics được dự đoán là ngành rất phát triển và có xu hướng đóng vai trò trụ cột. Để logistics có thể hỗ trợ cho TMĐT, cần xây dựng những kho siêu nhỏ để phục vụ thiết thực cho logistics chặng cuối. Làm rõ hơn ý trên, bà Lan cho biết, những kho nhỏ sẽ đưa sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng hơn, từ đó, đáp ứng nhu cầu vận chuyển tức thời.

Đồng tình với quan điểm mà ông Mitch, bà Lan bày tỏ, cần đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử và logistics với nhau. Sự hợp tác này chắc chắn sẽ cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chất lượng nhanh nhất, đáp ứng tiêu chí của khách hàng.

Sự bùng nổ của TMĐT trong nước và trên thế giới sẽ thúc đẩy ngành logistics theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; đồng thời cũng gây áp lực tới các doanh nghiệp logistics khi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải thay đổi để thích nghi và phát triển hay chấp nhận bị cạnh tranh và thôn tính. Do đó, các doanh nghiệp logistics không còn sự lựa chọn nào khác là phải đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711620339 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711620339 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10