Chính sách mở cửa toàn cầu hoá, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26 là những chính sách mới “thúc ép” doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn.
>>>Kinh tế tuần hoàn - tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững
Chia sẻ với DĐDN, Trần Văn Lâm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là động lực để các doanh nghiệp phải chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh mới.
Việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế xanh, KTTH vừa là xu thế vừa là một yêu cầu mang tính sống còn đối với rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng sẽ gặp phải một số thách thức: Thứ nhất, nhận thức, quyết tâm và chính sách; Thứ hai, công nghệ; Thứ ba, nguồn lực vốn.
Về quyết tâm thì chúng ta đang từng bước thay đổi nhận thức và xây dựng các chính sách cho chủ trương này. Về công nghệ, đây là thời cơ để chúng ta tiếp cận với công nghệ mới theo xu thế của thế giới để “đi tắt đón đầu”.
Tuy nhiên, về nguồn vốn là một trong những khó khăn chính cho doanh nghiệp Việt Nam. Bởi khi thực hiện chuyển đổi công nghệ theo xu hướng KTTH sẽ liên quan đến áp dụng công nghệ mới, chuyển đổi năng lượng sạch… thì yếu tố đầu vào như chi phí đầu tư sẽ bị tăng lên. Nếu không có sự tính toán hài hoà, hợp lý, nền kinh tế kém tính cạnh tranh, suy giảm hiệu quả thì sẽ làm chậm đà phát triển. Đây là điều băn khoăn, lo lắng nhất.
Sử dụng công nghệ gì? Vào những lĩnh vực cụ thể và thời điểm nào? Để vẫn đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính nhưng vẫn phải duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức chấp nhận được.
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường hấp dẫn nhưng khó tính, thì đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có tiêu chuẩn môi trường. Đây là sức ép thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, KTTH, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường.
>>>Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp
>>>Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải điện tử
Còn với nền kinh tế trong nước, chúng ta vẫn phải hoàn thiện các cơ chế chính sách, đặc biệt là các công cụ thị trường mang tính chất dẫn dắt, hạn chế áp dụng các biện pháp hành chính.
Tất nhiên, đối với những vi phạm về môi trường nghiêm trọng thì phải xử lý bằng biện pháp hành chính, pháp luật.
Bên cạnh đó, nâng cao ý thức người dân trong sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, để từ đó tạo sự thúc đẩy đổi mới tại các doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách tín dụng đối với những doanh nghiệp hay khu vực áp dụng công nghệ mới vì rất tốn kém.
Ngoài ra, việc quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, chấm điểm về tiêu hao năng lượng của ngành Công Thương cần được thúc đẩy và hoàn thiện.
Cuối cùng là cần có các quỹ hỗ trợ các công trình chuyển đổi năng lượng sạch. Chúng ta phải điều phối toàn bộ nền kinh tế và phải có sự chia sẻ lợi ích giữa các nhà đầu tư năng lượng thân thiện môi trường với các nhà đầu tư năng lượng không tái tạo.
Có thể bạn quan tâm
04:48, 06/07/2022
04:26, 15/06/2022
20:54, 08/06/2022
03:50, 09/05/2022
15:30, 03/02/2022