Chuyên đề

Chủ tịch FWD Group: Thị trường tài chính Việt Nam còn nhiều dư địa

LÊ MỸ (thực hiện) 10/08/2024 04:00

GS. Frederick Ma, GBS, JP- Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm FWD, Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) - chia sẻ với DĐDN về thị trường tài chính Việt Nam.

Frederick Ma
GS. Frederick Ma, GBS, JP- Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm FWD

GS. Frederick Ma đã trò chuyện về kinh nghiệm phát triển trung tâm tài chính quốc tế, cũng như triển vọng thu hút đầu tư của một số ngành.

- Ông có thể chia sẻ câu chuyện thực tế của Hồng Kông (Trung Quốc) trong quá trình xây dựng để phát triển trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn như hiện nay? Để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, cần lưu ý gì?


Tôi rất vinh dự quay trở lại TP. HCM sau nhiều lần đến đây. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi xuất hiện trong một sự kiện trang trọng và đầy trách nhiệm của phái đoàn doanh nghiệp Hồng Kong (Trung Quốc) do HKDTC tổ chức. Như bạn biết, Hồng Kông là một trung tâm tài chính quốc tế lớn. Để có được sự phát triển như vậy, có lẽ các quốc gia, thành phố đều sẽ cần nhiều thời gian.

Việt Nam được biết đang xây dựng đề án trung tâm tài chính quốc tế tầm khu vực. Theo tôi, Việt Nam nên lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất, một hệ thống pháp lý ổn định. Hồng Kong là một ví dụ, chúng tôi sử dụng một hệ thống luật đại chúng cho đến khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc vào tháng 7/1997. Việc xây dựng và liên tục duy trì được một hệ thống pháp luật là quan trọng nhất đối với mọi nhà đầu tư.

Thứ hai, về chức năng, một trung tâm tài chính quốc tế hay bất cứ trung tâm tài chính quốc tế nào, cần có một khuôn mẫu cụ thể, miễn phí để thu hút và giúp các nhà đầu tư tự tin để tham gia.

Thứ ba, thu hút các nhà đầu tư lớn. Hồng Kông là nơi thu hút các tập đoàn tài chính bảo hiểm lớn nhất trên toàn cầu, với sự hiện diện của FWD, AIA… Chính sự duy trì của hệ thống pháp lý, dẫn đến sự thu hút các nhà đầu tư lớn, đóng góp cho tiến trình xây dựng và phát triển trung tâm tài chính.

fwd-01.jpg
Tập đoàn Bảo hiểm FWD và Junior Achievement công bố mở rộng chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam tại cuộc họp ngày 02/08/2024 tại TP HCM. Ảnh: FWD

Thứ tư, là sự kết nối. Ngày nay, kết nối và tương tác đầu tư thậm chí không chỉ trong các sự kiện mà còn xuất hiện liên tục, bền bỉ qua mạng xã hội, qua không gian số. Công nghệ sẽ giúp các bạn tận dụng mạng lưới kết nối cộng đồng đầu tư, giao thương. Tôi tin rằng đây là bắt đầu của quá trình để đi đến hưởng vị ngọt thành quả.

Cuối cùng, cần sự kiên trì, chăm chỉ. Điều này sẽ giúp Việt Nam thành công.

- Trên cương vị Chủ tịch FWD Group, ông có nhìn nhận gì thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng một số thay đổi trong năm qua?

Chúng ta thấy hiện các ngành ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo và khách sạn, bệnh viện, vận chuyển… đều đang được đánh giá rất tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng cho thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ với dân số có độ tuổi trung bình chỉ trong 32. Có thể nói Việt Nam đang trong giai đoạn nhiều ngành có tương lai sáng.

Điều này dự báo sẽ thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm và nhắc tôi nhớ đến giai đoạn Hồng Kông từng không có ai mua bảo hiểm hết, nhưng sau đó khi có sự trỗi dậy của tầng lớp trung cấp, sự phát triển về kinh tế cũng như sự thúc đẩy giàu có về mặt tinh thần đã khiến người dân quan tâm đến sức khỏe gia đình, bản thân. Chúng tôi hy vọng những thay đổi về chính sách trên thị trường, khó khăn chung của thị trường vừa qua không cản trở tầm nhìn dài hạn của các doanh nghiệp.

- Bên cạnh cơ hội đầu tư vào thị trường, ông có lời khuyên nào dành cho doanh nghiệp Việt nếu muốn quan tâm đến thị trường vốn ở Hồng Kông? Và những ngành nào ở Việt Nam sẽ được các doanh nghiệp Hồng Kông quan tâm phát huy vai trò “siêu kết nối?

Tôi rất hào hứng khi thấy nhiều tập đoàn đến từ các nước trong khu vực, kể cả Việt Nam. Các doanh nghiệp đã rất lắng nghe chúng tôi chia sẻ về thị trường tài chính Hồng Kông.

Chúng tôi chào đón tất cả các tập đoàn, công ty Việt Nam, nhưng họ phải được sàng lọc và đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường, như Italy có Prada là công ty rất nổi tiếng cũng đến đây và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tương tự là Nhật hay nhiều nước khác.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu thực sự mong muốn gia nhập, niêm yết hoặc kết nối vốn, họ có thể tìm kiếm cơ hội để khai thác nền tảng dân số đông, sự hỗ trợ từ các đối tác luật sư, kế toán, qua đó cạnh tranh, kết nối cùng các tập đoàn và khẳng định vị thế.

Theo tôi, nền kinh tế nào cũng có những giai đoạn có chuyển biến nhất định. Điều quan trọng nhất là nền kinh tế đó có nền tảng vững chắc, triển vọng to lớn, thì sự biến động trong khoảng nhất định của đồng nội tệ sẽ không tác động nhiều đến dòng vốn đầu tư, nhất là với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và cam kết gắn bó nghiêm túc cùng thị trường.

Theo tôi, các ngành có triển vọng lớn nhất của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thu hút nguồn vốn, kết nối nguồn vốn từ Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn sẽ là bất động sản, bán lẻ, khách sạn, tài chính...

- Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chủ tịch FWD Group: Thị trường tài chính Việt Nam còn nhiều dư địa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO