Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: Rao không người hỏi, bán chẳng ai mua

Nguyễn Việt 11/08/2018 05:59

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam nghìn tỷ nằm đắp chiếu gần 15 năm, bán 3 lần mà không ai mua khiến Bộ Công Thương phải “đau đầu” xử lý. 

Tổng số nợ của dự án này tại thời điểm rao bán vào khoảng 2.700 tỷ đồng.

Tổng số nợ của dự án này tại thời điểm rao bán vào khoảng 2.700 tỷ đồng.

Rao không người hỏi, bán chẳng ai mua, thế nhưng việc trả nợ của Nhà máy Bột giấy Phương Nam lại chỉ có thể được thực hiện khi việc đấu giá, bán toàn bộ dự án hoàn thành. Tổng số nợ của dự án này tại thời điểm rao bán vào khoảng 2.700 tỷ đồng.

Tổng nợ tại thời điểm rao bán khoảng 2.700 tỷ đồng

Trên thực tế, dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Vinapaco) đã không trả được nợ ngay từ kỳ đầu tiên và quỹ tích lũy trả nợ đã phải ứng cho dự án vay từ năm 2008 đến nay.

Tính đến cuối tháng 3/2017, Quỹ đã ứng cho Vinapaco vay để trả nợ khoản vay nước ngoài có bảo lãnh chính phủ vào khoảng hơn 75 triêu EUR, gồm cả tiền gốc, lãi và các khoản chi phí khác. Phía Tổng công ty Giấy đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn để được trả các khoản vay gốc, lãi cho tổ chức tín dụng. Căn cứ trên đề nghị này, đầu tháng 5/2018, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép cơ quan này được ứng trả thay các khoản nợ đến hạn.

Bộ Công Thương cũng cho rằng khả năng trả nợ và phương án trả nợ đối với các khoản vay của Bột giấy Phương Nam hiện cực kỳ khó khăn. Thêm nữa, việc trả nợ này cũng chỉ có thể thực hiện được khi việc bán đấu giá toàn bộ dự án này hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Các bộ ngành nhìn nhận, nằm trong danh sách 12 dự án thua lỗ và nằm đắp chiếu 15 năm nay, Phương Nam cần phải bán đấu giá để trả các khoản nợ ngập đầu. Thế nhưng, trả nợ khó, việc bán mình để trả nợ cũng khó khăn không kém. Cụ thể Phương Nam đã tổ chức bán đấu giá 3 lần nhưng vẫn không có nhà đầu tư nào muốn mua... Chính vì thế, để thanh lý được dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ cho phép giảm giá khởi điểm 10% để tiếp tục tổ chức đấu giá.

Cụ thể, sau 3 lần tổ chức bán đấu giá dự này nhưng không thành công, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho phép giảm giá khởi điểm 10% để tiếp tục tổ chức đấu giá, số lần giảm tối đa không quá hai lần. Trường hợp sau hai lần giảm giá mà việc tổ chức bán đấu giá vẫn không thành công, Bộ Công Thương đề nghị cho phép Tổng công ty Giấy Việt Nam tổ chức định giá từng phần của dự án để tiếp tục tổ chức bán đấu giá dự án, báo cáo Chính phủ. 

Có thể bạn quan tâm

  • Bột giấy Phương Nam: Cái chết được báo trước

    Bột giấy Phương Nam: Cái chết được báo trước

    11:00, 19/07/2018

  • Điểm mặt 13 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương (kỳ 10): Bộtp/giấy Phương Nam đầu tư ngàn tỷ để... chờ thanh lý

    Điểm mặt 13 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương (kỳ 10): Bột giấy Phương Nam đầu tư ngàn tỷ để... chờ thanh lý

    06:07, 22/02/2018

Liên tưởng đến con tàu Vinalines

Cho ý kiến về đề xuất này, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) đặt câu hỏi, sau 3 lần không ai mua, giờ giảm giá dự án thì giảm xuống bao nhiêu hay giảm về bằng không? Nếu như vậy, chẳng khác nào cho không nhà máy.

Sự việc khiến GS Đào nhớ lại đề xuất bán loạt tàu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trước đây với mức giá quá thấp so với đầu tư ban đầu. Con tàu gần nhất Vinalines đề xuất bán là Vinalines Sky, vốn được Vinalines mua năm 2007 với mức giá 661 tỷ đồng khi giai đoạn thị trường vận tải biển phát triển mạnh. Đến nay con tàu này nằm trong danh mục thanh lý trong chiến lược tái cơ cấu lại đội tàu của công ty này.

Tàu Vinalines Sky đã trải qua nhiều lần đấu giá công khai với mức giá khởi điểm 93,48 tỷ đồng nhưng không có khách hàng quan tâm. Sau cùng, Vinalines đã xin điều chỉnh giá khởi điểm tàu Vinalines Sky xuống 89,595 tỷ  đồng để không lỗ thêm.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, trước khi bán đấu giá nhà máy cần có một hội đồng kỹ thuật đủ khả năng thẩm định, đánh giá lại thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ của nhà máy xem hiện trạng như thế nào, xuất xứ ra sao, thiết bị ấy so với thiết kế, dự tính ban đầu có sự chênh lệch thế nào, từ đó mới đưa ra phương án.

Trên cơ sở đánh giá như vậy phải xác định rõ đấu giá nhà máy để tiếp tục phục hồi, đưa nhà máy đi vào hoạt động hay đấu giá để bán sắt vụn? Nếu phục hồi được thì phải có phương án xây dựng cho rõ ràng, phải đổi mới thiết kế ra sao, tân trang sửa chữa thế nào...

“Trường hợp nhà máy không thể phục hồi để đưa vào vận hành được mà phải đấu giá bán sắt vụn thì khi ấy câu chuyện lại khác", GS Đào nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: Rao không người hỏi, bán chẳng ai mua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO