Hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH – Cần tăng chế tài xử lý

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có hành lang pháp lý, cũng như chế tài xử lý các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng BHXH, tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn cần có thêm những chế tài “mạnh” hơn để “siết” tình trạng này…

>> Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cần làm rõ hành vi trốn đóng BHXH

Việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thời gian qua xảy ra ở không ít doanh nghiệp khiến người lao động không được hưởng các chế độ như ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động…; muốn rút BHXH một lần không được, về già không có lương hưu…

tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH đang diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt, trực tiếp của người lao động mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi an sinh xã hội lâu dài - Ảnh minh họa: ITN

Tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH đang diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt, trực tiếp của người lao động mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi an sinh xã hội lâu dài - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế, những năm gần đây, số tiền đóng BHXH phải tính lãi liên tục tăng, cho thấy tình trạng chây ì, trốn đóng BHXH bắt buộc vẫn đang diễn ra phức tạp, và theo số liệu của BHXH Việt Nam, tính đến ngày 31/5/2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 15.848 tỷ đồng (chiếm 3,3% số tiền phải thu).

Theo các chuyên gia, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH đang diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt, trực tiếp của người lao động mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi an sinh xã hội lâu dài, ảnh hưởng đến niềm tin của người lao động vào hệ thống BHXH.

Đáng nói, mặc dù hệ thống pháp luật đã có không ít chế tài xử lý, như khởi kiện ra Tòa án nhưng kết quả cũng chưa đạt như kỳ vọng, khi thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, dù đã đưa 189 vụ tranh chấp ra khởi kiện, tuy nhiên, mới chỉ có 29 vụ đã hòa giải thành, 1 vụ tạm đình chỉ, 77 vụ Tòa án xem xét thời hiệu khởi kiện, một số vụ khác Tòa án không có văn bản trả lời. Thậm chí Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định tội trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đến nay, các cơ quan tố tụng chưa truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất cứ vụ án hình sự nào.

>> Chặn trốn đóng BHXH cho người lao động

Các chuyên gia đề xuất, cần tăng chế tài xử lý để

Các chuyên gia đề xuất, cần tăng chế tài xử lý để hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH - Ảnh minh họa: ITN

Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đã nêu, theo các chuyên gia, việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi về BHXH chịu sự chi phối của 4 Luật: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật, thẩm tra luật đã không có sự thống nhất, nên các đạo luật có sự mâu thuẫn ảnh hưởng đến quá trình xử lý các vi phạm.

Cho ý kiến về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông nhìn nhận, hiện nay có luật quy định công đoàn cấp trên cơ sở khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH; có luật lại quy định công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện; có luật lại chỉ quy định chung là công đoàn có quyền khởi kiện.

“Việc giao quyền khởi kiện doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH cho công đoàn cơ sở (vì xác định đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền) là không phù hợp với thực tế, vì hầu hết đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đang hưởng lương từ chủ doanh nghiệp nên rất ít người “dám” đứng ra khởi kiện người sử dụng lao động bởi sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình”, Luật sư Nguyễn Danh Huế bày tỏ.

Đồng quan điểm với Luật sư Nguyễn Danh Huế, không ít ý kiến cũng cho rằng, sự mâu thuẫn giữa các luật là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH hiện nay, vì vậy, quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, ngoài rà soát lại các quy định để tạo sự thống nhất thì nên trao thêm quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho tổ chức công đoàn cơ sở cấp trên. Phương án này sẽ tránh được tâm lý e ngại của công đoàn cơ sở cấp dưới khi phải trực tiếp khởi kiện doanh nghiệp vì thực tế là cán bộ công đoàn cơ sở đang nhận lương từ chính doanh nghiệp.

Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, để giải quyết hiện trạng người sử dụng lao động trốn đóng, nợ đóng BHXH bắt buộc, các chuyên gia cũng đề xuất, cần áp dụng các chế tài “mạnh” hơn như: Cơ quan chức năng sẽ phong tỏa hóa đơn của doanh nghiệp như cơ quan thuế khi doanh nghiệp trốn đóng BHXH; Đối với các trường hợp doanh nghiệp nợ BHXH trên 12 tháng có thể áp dụng hình thức cấm xuất cảnh đối với người đứng đầu doanh nghiệp; Các địa phương cũng không cho các doanh nghiệp nợ BHXH được đấu thầu với các dự án đầu tư công… Đồng thời, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng BHXH, bắt đầu từ việc khai báo sử dụng lao động tại các đơn vị sử dụng lao động.

Bên cạnh các ý kiến đã nêu, đưa ra đề xuất về việc xử lý, khắc phục tình trạng trốn đóng BHXH, ông Nguyễn Đức Hạnh - Phó Chánh Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho rằng, các cơ quan thanh tra lao động và chính quyền địa phương cần không ngừng đề cao trách nhiệm quản lý hoạt động sử dụng lao động; tuyên truyền giúp người lao động hiểu biết về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đóng BHXH bắt buộc… Ngoài việc truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của đơn vị trốn đóng BHXH, cũng cần chú ý đến việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, hình phạt bổ sung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH – Cần tăng chế tài xử lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714304559 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714304559 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10