Lafooco lỗ ròng và những bi đát ngành điều

Nguyễn Việt 05/08/2018 05:30

Lafooco vừa công bố báo cáo tình chính quý 2/2018 với doanh thu 98,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 21,9 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) trên phạm vi cả nước có khoảng 80% nhà máy, cơ sở chế biến điều đã tạm dừng hoạt động. Nhiều nhà máy khác phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu và chấp nhận thua lỗ.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), trên phạm vi cả nước có khoảng 80% nhà máy, cơ sở chế biến điều đã tạm dừng hoạt động. Nhiều nhà máy khác phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu và chấp nhận thua lỗ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (Lafooco)  đạt doanh thu 223,6 tỷ đồng, lợi nhuận âm 27,9 tỷ đồng. Với kết quả này, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS) trong 2 quý đầu tiên âm 1.892 đồng.

“Chặn” lỗ bằng trích lập dự phòng

Tính đến ngày 30/6, Lafooco có vốn điều lệ 147,3 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 152,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 69,6 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 536,4 tỷ đồng.

Đại diện Lafooco cho biết, doanh thu từ điều giá trị gia tăng đạt 92 tỷ tăng 98% so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, tỷ trọng hàng giá trị gia tăng trên tổng doanh thu chiếm 41%, tăng mạnh so với tỷ trọng 8% của cùng kỳ 2017.

Mặt hàng điều giá trị gia tăng của công ty năm 2018 dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 50 - 60% so với năm 2017 và không chịu tác động giảm giá bán theo giá nguyên liệu. Đặc biệt, phân xưởng sản xuất mặt hàng giá trị gia tăng của công ty vẫn hoạt động hết và tăng công suất, dự kiến sẽ tăng ca vào 2 quý cuối năm nhằm đáp ứng được đơn hàng cho sản phẩm này.

Trong bối cảnh ngành điều Việt Nam hiện đang lâm vào tình cảnh khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến giá hạt điều xuất khẩu sụt giảm mạnh kể từ đầu năm và chưa có dấu hiệu phục hồi, cùng với việc thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp chế biến điều trong nước.

Theo thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), giá bán điều trên thị trường từ nửa đầu năm 2018 giảm mạnh từ 10-25% so với đầu vụ. Trước tình hình đó, Lafooco đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 12,5 tỷ đồng, ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm.

Việc trích lập dự phòng này thể hiện nguyên tắc thận trọng và minh bạch của Lafooco, đồng thời là động thái phản ứng kịp thời với nhịp giảm của thị trường năm 2018. Theo đó công ty chỉ thực hiện mua nguyên liệu rất thấp so với kế hoạch thu mua nguyên liệu của cả năm (khoảng 30%), đủ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy.

Ban lãnh đạo Lafooco kỳ vọng giá điều phục hồi trở lại vào 6 tháng cuối năm nay khi lực mua tăng theo mùa vụ kinh doanh khiến các chỉ số quay lại mức bình ổn và làm giảm chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào nửa cuối năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Lafooco “giữa muôn trùng vây”

    Lafooco “giữa muôn trùng vây”

    11:30, 23/07/2018

  • Lafooco lần này sẽ khác

    Lafooco lần này sẽ khác

    06:30, 14/02/2018

  • Ngành điều khủng hoảng vì ngân hàng đồng loạt dừng giải ngân

    Ngành điều khủng hoảng vì ngân hàng đồng loạt dừng giải ngân

    19:00, 22/07/2018

  • Ngành điều lại “ngồi trên đống lửa”

    Ngành điều lại “ngồi trên đống lửa”

    07:10, 16/07/2018

  • Ngành điều lại lao đao

    Ngành điều lại lao đao

    05:56, 10/07/2018

Hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Ngành điều hiện nay đang đối mặt với nhiều khủng hoảng trong chu kỳ giá xuống. Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) trên phạm vi cả nước có khoảng 80% nhà máy, cơ sở chế biến điều đã tạm dừng hoạt động. Nhiều nhà máy khác phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu và chấp nhận thua lỗ.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng điều nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 537 nghìn tấn, giảm 21%. Trong khi đó, giá trị hạt điều nhập khẩu đạt 1,15 tỷ đồng chỉ giảm 12% cho thấy điều nguyên liệu đã bị đẩy giá lên.

Chia sẻ về những khó khăn của công ty cũng như ngành điều hiện nay, ông Nguyễn Duy Tuân, Tổng giám đốc CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) cho biết, khó khăn chủ yếu về nguyên liệu là bị phụ thuộc vào nhập khẩu. Việt Nam chỉ cung ứng 300.000 tấn nguyên liệu trong khi nhu cầu cho sản xuất là 1,6 triệu tấn, do vậy nhập khẩu là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất.

Nắm được yếu tố này, các nhà nhập khẩu đã cố tình ém hàng, ép giá, đưa các điều kiện thanh toán ép khiến bên mua chịu nhiều rủi ro. Các nước có nguyên liệu trên thế giới lại đưa ra các chính sách đánh thuế xuất khẩu nguyên liệu, phổ biến ở mức 5-10%, chủ yếu bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Về chính sách cho vay, ngân hàng sẽ giảm cho vay và siết các điều kiện cho vay, tăng lãi suất đối với ngành điều năm 2018. Phương thức thanh toán với điều nhập khẩu phải đặt cọc 10% và thanh toán 88% khi nhận bộ chứng từ, như vậy rất bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi đã thanh toán đến 98% mà chưa nhận được hàng hóa. Các nhà mua lớn châu Âu, Mỹ biết được tình trạng ngành điều như vậy đã mua chậm lại, chờ đợi các mức giá thấp hơn để mua.

Để vượt qua khủng hoảng, theo ông Tuân doanh nghiệp cần thận trọng trong việc bảo toàn vốn và tìm mọi cách để lỗ ít nhất so với ngành nhằm vượt qua giai đoạn khủng hoảng và phát triển trở lại vào các năm tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lafooco lỗ ròng và những bi đát ngành điều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO