Nhiều năm trở lại nay, cây mai là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho người dân xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Nhiều năm trở lại nay, cây mai là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho người dân xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Đây là địa phương trồng mai lớn nhất Hà Tĩnh với trồng hơn 5.000 gốc. Vùng mai này một trong những đầu mối cung cấp mai tết cho Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.

Đây là địa phương trồng mai lớn nhất Hà Tĩnh với trồng hơn 5.000 gốc. Vùng mai này một trong những đầu mối cung cấp mai tết cho Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.

Toàn xã có 30% hộ dân trồng mai, trong đó trên 20 hộ dân có từ 200 gốc mai trở lên. Hiện người dân đang huy động nhân lực để tỉa lá, chờ dịp Tết bán để kiếm thêm thu nhập.

Toàn xã có 30% hộ dân trồng mai, trong đó trên 20 hộ dân có từ 200 gốc mai trở lên. Hiện người dân đang huy động nhân lực để tỉa lá, chờ dịp Tết bán để kiếm thêm thu nhập.

Vườn mai của gia đình chị Bùi Thị Hậu có khoảng 700 gốc, trong đó có hơn 400 gốc từ 4 năm đến 15 năm tuổi chuẩn bị cho đợt Tết. Nếu thời tiết thuận lợi, giá ổn định thì năm nay gia đình chị có thể thu về khoảng 100 triệu đồng.

Vườn mai của gia đình chị Bùi Thị Hậu có khoảng 700 gốc, trong đó có hơn 400 gốc từ 4 năm đến 15 năm tuổi chuẩn bị cho đợt Tết. Nếu thời tiết thuận lợi, giá ổn định thì năm nay gia đình chị có thể thu về khoảng 100 triệu đồng.

Người dân cho biết, thời điểm khoảng Rằm tháng 11 (Âm lịch) người dân mới bắt đầu tỉa lá để hoa nở đúng dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay thời tiết khá ấm nên để kìm hãm hoa nở người dân sẽ tỉa lá muộn hơn, đồng thời theo dõi sát thời tiết để điều chỉnh lượng tưới cũng như bổ sung các dưỡng chất để “tăng sức” cho cây mai.

Người dân cho biết, thời điểm khoảng Rằm tháng 11 (Âm lịch) người dân mới bắt đầu tỉa lá để hoa nở đúng dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay thời tiết khá ấm nên để kìm hãm hoa nở người dân sẽ tỉa lá muộn hơn, đồng thời theo dõi sát thời tiết để điều chỉnh lượng tưới cũng như bổ sung các dưỡng chất để “tăng sức” cho cây mai.

Theo người dân, bình thường mỗi gốc mai phải có tuổi đời từ 3 năm trở lên mới cho thu nhập. Trong các công đoạn thì việc “ép” mai nở đúng dịp Tết rất khó, bởi thời tiết thay đổi thường xuyên. Các chủ vườn cũng cần phải theo dõi thời tiết và sự phát triển của cây để chọn thời điểm tỉa lá phù hợp.

Theo người dân, bình thường mỗi gốc mai phải có tuổi đời từ 3 năm trở lên mới cho thu nhập. Trong các công đoạn thì việc “ép” mai nở đúng dịp Tết rất khó, bởi thời tiết thay đổi thường xuyên. Các chủ vườn cũng cần phải theo dõi thời tiết và sự phát triển của cây để chọn thời điểm tỉa lá phù hợp.

Tại các vườn mai, một số cây đã nở hoa, tuy nhiên theo người dân đây là điều khó tránh khỏi bởi thông thường sẽ có một số cây nở hoa sớm hơn.

Tại các vườn mai, một số cây đã nở hoa, tuy nhiên theo người dân đây là điều khó tránh khỏi bởi thông thường sẽ có một số cây nở hoa sớm hơn.

Để ngăn hoa nở sớm, người dân đã có nhiều biện pháp như đắp gốc, tưới làm ẩm gốc để hãm cây mai ra nụ.

Để ngăn hoa nở sớm, người dân đã có nhiều biện pháp như đắp gốc, tưới làm ẩm gốc để hãm cây mai ra nụ.

Đồng thời cắt bỏ những hoa đã nở để

Đồng thời cắt bỏ những hoa đã nở để "ép" cây ra lứa mới nở vào đúng dịp Tết.

Ông Bùi Văn Chuổng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết, nghề trồng mai đem đem lại nguồn thu khá lớn cho bà con vào mỗi dịp cuối năm. Hiện toàn xã có khoảng 70 hộ dân trồng cây mai, tập trung nhiều ở thôn Tân Thành và Tân Tiến. Trong đó, trên 20 hộ dân có từ 200 gốc mai trở lên. Mỗi năm trung bình một hộ trồng mai thu về vài chục triệu đồng, hộ trồng nhiều thì cao hơn.

Ông Bùi Văn Chuổng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết, nghề trồng mai đem đem lại nguồn thu khá lớn cho bà con vào mỗi dịp cuối năm. Hiện toàn xã có khoảng 70 hộ dân trồng cây mai, tập trung nhiều ở thôn Tân Thành và Tân Tiến. Trong đó, trên 20 hộ dân có từ 200 gốc mai trở lên. Mỗi năm trung bình một hộ trồng mai thu về vài chục triệu đồng, hộ trồng nhiều thì cao hơn.