Doanh nghiệp Nhật đón đầu cơ hội Cách mạng 4.0 tại Việt Nam

Cẩm Anh 25/02/2018 06:30

Việc tận dụng các công nghệ mới trong Cuộc cách mạng 4.0 không chỉ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy các dịch vụ và công nghệ sản xuất mới trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài.

Theo JETRO, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đẩy mạnh đầu tư và mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực, như nông nghiệp công nghệ cao, linh kiện, lắp ráp phụ tùng...

p/Đầu tư vào cơ sở hạ tầng,p/may mặc đang được các doanh nghiệp Nhật quan tâm ở Việt Nam.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, may mặc đang được các doanh nghiệp Nhật quan tâm ở Việt Nam.

Tiềm năng của Nhật Bản

Các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang là động lực chính thúc đẩy các sáng kiến liên quan đến Cuộc cách mạng 4.0. Việc kết nối sản xuất, ứng dụng tiến bộ công nghệ giúp họ có lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài. Với sự phát triển của công nghệ cảm biến và IoT, doanh nghiệp Nhật Bản có thể thu thập dữ liệu về các hoạt động thực tế của cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm thông tin về sức khoẻ, dữ liệu giao thông và dữ liệu về tình trạng hoạt động của các thiết bị và cơ sở sản xuất. Những dữ liệu này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tại các nhà máy, đồng thời tuỳ biến sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà không làm tăng chi phí.

Cơ hội tại Việt Nam

Trao đổi với DĐDN, ông Toshihiko Watanabe, Giám đốc điều hành Tổ chức Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản (SMRJ) đánh giá, Cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần hình thành các giá trị và mô hình kinh doanh mới; đồng thời giúp Nhật Bản sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng...

“Bên cạnh việc tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và may mặc đang là xu hướng được các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm khi Việt Nam đang nỗ lực thu hút thêm nguồn vốn tư nhân và kỹ thuật cho việc phát triển cơ sở hạ tầng”, ông Toshihiko cho biết.
Với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận và làm quen với những công nghệ tiên tiến và cải thiện quản lý kinh doanh.

Ngoài ra, ông Toshihiko cho rằng, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam chưa được tiếp cận nhiều với các dây chuyền sản xuất công nghệ cao. “Thách thức trước mắt là không chỉ thay đổi công nghệ sản xuất mà cả môi trường kinh doanh cũng cần phải cải thiện đáng kể”, ông Toshihiko nhấn mạnh.

Cẩm Anh