TP.HCM: Tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh triển khai các dự án PPP

Ngọc Hà 07/05/2018 00:45

TP.HCM đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với 131 dự án theo mô hình công tư (PPP) với tổng mức đầu tư dự kiến trị giá khoảng 284 nghìn tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).

Cụ thể, sẽ có 95 dự án sẽ triển khai theo hợp đồng BT, 21 dự án theo hợp đồng BOT/BTO, 8 dự án theo hợp đồng BTL/BLT, hợp đồng BOO có 4 dự án và hợp đồng O&M có 3 dự án.

PPP – Hình thức đầu tư tối ưu

Có thể bạn quan tâm

  • 2 dự án Metro tại TP HCM được điều chỉnh tổng vốn đầu tư?

    2 dự án Metro tại TP HCM được điều chỉnh tổng vốn đầu tư?

    03:05, 04/05/2018

  • TP HCM: Định hướng phát triển đô thị nhìn từ hạ tầng giao thông

    15:15, 02/05/2018

  • Vì sao phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị TP HCM?

    06:00, 09/04/2018

Theo đó, các dự án đang chuẩn bị đầu tư chủ yếu thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, môi trường, chỉnh trang, phát triển đô thị với 94 dự án. Lĩnh vực văn hóa - thể thao có 17 dự án, lĩnh vực y tế có 14 dự án, lĩnh vực giáo dục có 4 dự án và 2 dự án thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

Trước đó, được biết, giai đoạn 2004 – 2018, Tp. HCM đã có 23 dự án PPP với tổng mức đầu tư khoảng 69.869 tỷ đồng đã hoàn thành và đang triển khai thực hiện. Trong đó hơn một nửa dự án được thực hiện theo hợp đồng BT.

Dự kiến trong thời gian tới TP.HCM cũng đang kêu gọi đầu tư 243 dự án theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến là 869.420 tỷ đồng. Được biết, trong đó các dự án PPP trong lĩnh vực y tế sẽ được đẩy mạnh hơn.

Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh từng cho biết rằng, hiện nay nhu cầu đầu tư 7 chương trình đột phá của thành phố giai đoạn 2016 – 2020 cần khoảng 850.000 tỷ đồng trong đó lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường, ngập nước chiếm 60%. Ngân sách thành phố chỉ mới đáp ứng được 20% tổng vốn đầu tư. Đây là thách thức lớn đối với thành phố trong thời gian tới.

Gỡ “nút” thắt

Trong điều kiện nguồn vốn của nhà nước còn hạn hẹp, việc tăng cường thu hút đầu tư xã hội hóa, tận dụng các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các thách thức. Vì vậy, hình thức đầu tư PPP được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm giảm gánh nặng đầu tư bằng ngân sách nhà nước đồng thời phát huy hiệu quả vai trò của khu vực tư nhân trong quản lý dự án, cải thiện dịch vụ công.

Được biết, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có khoảng 153 dự án PPP, triển khai với tổng mức đầu tư451.000 tỷ đồng, trong đó 23 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 71.000 tỷ đồng, 130 dự án đang thực hiện với tổng mức đầu tư 380.000 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các dự án thực hiện theo hình thức PPP của thành phố không lớn, chỉ chiếm 5% số dự án đầu tư công nhưng nguồn vốn lại gấp 51 lần so với nguồn lực đầu tư công của thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

Trước đó, năm 2017, các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đã ký biên bản thoả thuận cho vay vốn với 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố với tổng mức đầu tư dự kiến 26.000 tỷ đồng.

Được biết, các nhà đầu tư lựa chọn thực hiện dự án PPP sẽ được ứng trước vốn. Việc ứng vốn sẽ thông qua Quỹ Phát triển dự án (PDF) mà Thành phố đang chuẩn bị triển khai. Sau khi được lựa chọn, nhà đầu tư sẽ hoàn trả các chi phí chuẩn bị đầu tư cho Quỹ.

Đây được xem như một trong những “chất xúc tác” thúc đẩy các dự án thông qua mô hình PPP được triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngọc Hà