Điện gió gặp khó
Bộ Công Thương đang nghiên cứu để đưa ra một giá điện gió hài hòa hơn trong thời gian tới, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các nguồn năng lượng tái tạo và phù hợp với công nghệ hiện nay trên thế giới.
Dù tiềm năng điện gió lớn nhưng các nhà đầu tư vẫn e ngại đầu tư vào Việt Nam
Tuy nhiên, ở góc độ nhà đầu tư, ông Bùi Vĩnh Thắng, Quản lý phát triển kinh doanh, Công ty Năng lượng tái tạo Mainstream cho rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến việc dù tiềm năng điện gió lớn nhưng các nhà đầu tư vẫn e ngại đầu tư vào Việt Nam là do hợp đồng mua bán điện (PPA).
Theo mẫu PPA của Bộ công thương hiện nay rất khó để huy động vốn vì các điều khoản đẩy rủi ro lớn cho nhà đầu tư khiến các tổ chức tài chính e ngại. Chẳng hạn, điều khoản hủy và chấm dứt hợp đồng trong điều khoản này có nói EVN có thể hủy hợp đồng và chỉ bồi thường tiền điện trong 1 năm đó. Đó là rủi ro quá lớn. Thứ hai là điều khoản giải quyết tranh chấp và quản lý lưới điện.
Vì vậy, PPA cần sớm được chuẩn hoá, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và được cá tổ chức tài chính chấp nhận. Có 3 điều khoản chính khiến hợp đồng mua bán điện hiện tại chưa huy động vốn được. Bên cạnh đó là rủi ro tín dụng của EVN, hiện nay không có bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án của EVN nữa.
Có thể bạn quan tâm
Gỡ nút thắt cho điện gió
05:24, 13/06/2018
Điện gió gặp khó vì hợp đồng mua bán điện
15:38, 07/06/2018
Bình Thuận: Xây dựng nhà máy điện mặt trời kết hợp dự án điện gió
14:32, 09/11/2017
Sóc Trăng sẽ có nhà máy điện gió quy mô lớn
15:11, 05/09/2017
Dường như đang có sự “lạc nhịp” giữa cơ quan quản lý và nhu cầu thực tế của nhà đầu tư. Theo quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020, công suất điện gió sẽ đạt 800 MW và đến năm 2030 đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay, việc phát triển các nguồn điện gió đang triển khai rất chậm, mới có 7 dự án với tổng công suất 190 MW được đưa vào vận hành.
Trong khi đó, chỉ tính riêng năm 2017, tổng vốn đầu tư toàn cầu cho điện gió đạt 107 tỷ USD với hơn 1,15 triệu lao động. Điện gió đang trở thành động lực phát triển chính hướng tới tương lai năng lượng bền vững.
Ông Steve Sawyer, Tổng thư ký Hiệp hội điện gió toàn cầu (GWEC) nói rằng: Mặc dù Việt Nam đã có khung chính sách năng lượng quốc gia và các mục tiêu hết sức thực tế, song cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện tính hiệu quả và minh bạch trong các quy định của thị trường cũng như quy trình đấu thầu mua sắm, quy trình phê duyệt dự án đơn giản, rõ ràng.
GWEC tin rằng một khi có thể hợp tác với Chính phủ để giải quyết một số vấn đề về quy định pháp lý, ngành điện gió Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ. Nói cách khác, cùng với nỗ lực của các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư cần tiếng nói đồng thuận từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tăng cường thu hút đầu tư sớm góp gió thành… điện!