Nhà đầu tư Đài Loan ưa nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có thể sẽ trở thành hướng đầu tư mới từ nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam, bắt đầu từ việc xây dựng chuỗi rau, củ, quả, hoa và cây cảnh.
Điều này mở ra kỳ vọng, các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được giá trị gia tăng cao hơn từ kinh nghiệm hợp tác, đầu tư với doanh nghiệp Đài Loan – vốn nổi tiếng với hoạt động “phù phép” nguyên liệu trở thành các sản phẩm giá trị gia tăng.
Xây dựng chuỗi khép kín
Mới đây, một đoàn doanh nghiệp Đài Loan với khoảng 30 lãnh đạo, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do ông Wu Ming Ming, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Đài Loan dẫn đầu, đã có chuyến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào 3 địa phương Việt Nam: Tây Ninh, Đồng Tháp và Lâm Đồng. Được biết, những địa phương này đều có tiềm năng và mong muốn thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Đầu tư PPP: Chậm ban hành nghị định hướng dẫn khiến nhà đầu tư “mắc kẹt” vốn
03:29, 18/06/2018
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đề xuất 5.560 tỷ đồng mở rộng sân bay quốc tế Phú Bài
11:40, 16/06/2018
Doanh nghiệp nông nghiệp đổ vốn để "chắc chân" trên sân nhà
03:39, 16/06/2018
Theo đó, Hiệp hội Nông nghiệp bền vững Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại Đồng Tháp. Cụ thể, hai bên sẽ hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ lai tạo, sản xuất cây và cong giống, phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các loại cây như xoài, nhãn, thanh long… Bên cạnh đó là hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Chia sẻ lý do về việc thực hiện thoả thuận hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, ông Wu Ming-Ming, Chủ tịch Agribank Đài Loan cho biết doanh nghiệp, nhà đầu tư Đài Loan nhìn thấy nhiều cơ hội hợp tác từ thị trường nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm này, các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tham gia đoàn khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư này cũng cho rằng, việc hợp tác đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp, người nông dân Việt Nam tăng hiệu quả trồng trọt, trong đó sẽ bắt đầu tư khâu ươm giống cho đến khâu chế biến.
Trong thời gian qua, các sản phẩm nông sản của Đài Loan đã có sự bứt phá trong hoạt động tạo giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm nông sản. Trước tiên là các sản phâm thô, sang sản phẩm đóng hộp, đông lạnh và chế biến thức ăn sẵn. Năm 1980 ghi dấu khoảng 60% hàng nông sản xuất khẩu của Đài Loan là hàng rau quả đòng hộp và hải sản chế biến. Chỉ sau đó 8 năm sau đó, 1990, các mặt hàng an uống đông lạnh, chế biến sẵn có giá trị gia tăng cao hơn khi thị trường đóng hộp ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, việc hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), trong lĩnh vực nông nghiệp, mà cụ thể là đi từ khâu ươm tạo đến khâu chế biến mở ra kỳ vọng, gia tăng các sản phẩm chế biến, tạo giá trị gia tăng lớn, giảm giá thành, điều đáng nói hơn đó chính là kỳ vọng tham gia vào chuỗi nông sản quốc tế, hiện đang còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ chế đã mở
Năm 2017, giá trị xuất khẩu ngành rau, củ, quả Việt Nam đạt 3,5 tỉ USD, tăng trưởng 42,5% so với năm trước. Năm 2018, dự kiến đạt khoảng 4 tỉ USD. Những con số tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu là điều đáng mừng. Tuy nhiên, có một điều cần phải suy ngẫm, mặc dù xuất khẩu được sản phẩm nông sản đi nước ngoài, tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho biết, đó là phải chấp nhận đi con đường tiểu ngạch hoặc thông qua nước thứ ba. Ngoài ra, được biết, nếu có khả quan hơn, các sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài thường được ghi bằng một dòng chung chung: sản phẩm từ Việt Nam.
Như vậy, vẫn còn những sản phẩm nông sản của Việt Nam được bán ra thị trường quốc tế tuy nhiên, lại không phải của đích danh doanh nghiệp, khó nhận biết.
Vì vậy, việc đầu tư một cách bài bản vào việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, từ bao bì, thương hiệu đến màu sắc… là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để làm được điều này trước hết phải xây dựng được chất lượng sản phẩm và công nghệ trước tiên.
Ngoài ra, được biết, bên cạnh quỹ tín dụng trị giá 100 nghìn tỷ đồng khuyến khích hoạt động đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sẽ quy hoạch chi tiết các khu nông nghiệp công nghệ cao và sẽ có nghị định riêng hướng dẫn đầu tư về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Như vậy, với việc mạnh dạn hợp tác đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, cơ chế chính sách và dòng vốn thông thoáng, hy vọng dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao sẽ không còn nhỏ giọt trong thời gian tới.