Cân bằng tỷ lệ đầu tư giữa các loại hình vận tải

Ngọc Hà 18/07/2018 11:12

Hiện nay, mức đầu tư giữa các loại hình vận tải đang mất cân đối. Chính điều này đã dẫn đến việc mất cân đối giữa các loại hình và làm tăng chi phí vận tải.

Đường bộ là loại hình vận tải được đầu tư nhiều nhất

Đường bộ là loại hình vận tải được đầu tư nhiều nhất. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Theo đó, trong 5 loại hình vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không), đường bộ vẫn là hình thức vận tải được đầu tư nhiều nhất và hàng không là loại hình được đầu tư ít nhất.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, đầu tư cho đường bộ chiếm tỷ trọng gần 90% tổng nguồn lực đầu tư cho ngành giao thông vận tải, trong khi mức đầu tư cho đường sắt chỉ chiếm gần 2,8%, đường thủy nội địa chiếm hơn 2,2%, hàng hải chiếm gần 3,6% và đầu tư cho hàng không chiếm 1,5% tổng nguồn lực đầu tư.

Như vậy, nhìn qua những con số vừa nêu có thể thấy sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư của mỗi loại hình vận tải. Điều này cũng phần nào lý giải, tỷ lệ đầu tư cao tỷ lệ thuận với thị phần.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành Logistics

    Đà Nẵng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành Logistics

    14:00, 17/07/2018

  • Hải Phòng đầu tư làm đẹp các nút giao thông cửa ngõ thành phố

    Hải Phòng đầu tư làm đẹp các nút giao thông cửa ngõ thành phố

    11:08, 17/07/2018

  • Nhà đầu tư Hà Lan

    Nhà đầu tư Hà Lan "nôn nóng" đầu tư vào hạ tầng cảng biển Việt Nam

    12:00, 15/05/2018

  • Vì sao đầu tư hạ tầng hàng không “nở rộ”?

    Vì sao đầu tư hạ tầng hàng không “nở rộ”?

    06:00, 10/05/2018

  • Thay “đổi đất lấy hạ tầng”p/bằng phương thức nào?

    Thay “đổi đất lấy hạ tầng” bằng phương thức nào?

    13:23, 05/05/2018

Năm 2017, mặc dù cơ cấu trong 5 loại hình vận tải nêu trên đã có sự chuyển dịch, tuy nhiên chưa có sự đột phá mạnh mẽ. Điều này được thể hiện trong loại hình vận tải đường bộ vẫn đang chiếm tỷ trọng cao nhất.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, vận tải hàng hóa qua đường bộ chiếm thị phần gần 77,5% và vận tải hành khách chiếm hơn 94%. Mặc dù, thời gian vận chuyển bằng đường bộ nhanh và tính cơ động cao, tuy nhiên, chi phí vận tải cao, chưa phù hợp với thực tiễn do sự cạnh tranh không lành mạnh, giao dịch chủ yếu qua trung gian, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng từng chia sẻ rằng, một trong những nguyên nhân khiến chi phí vận tải tăng đó là tổ chức vận tải chưa hợp lý, chưa phát huy được hết lợi thế của các phương thức vận tải, chưa phát triển được vận tải đa phương thức trên các hành lang.

Mỗi loại hình vận tải đều có những lợi thế và hạn chế riêng, phù hợp với từng mục đích và phạm vi sử dụng khác nhau. Vì vậy, để phát triển được đồng bộ giữa các loại hình vận tải, giảm áp lực lên đường bộ và để giảm chi phí vận tải, được biết Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, một trong số đó phải kể đến việc đầu tư mở rộng hạ tầng logistics để kết nối các cảng của Việt Nam với các trong khu vưc, xây dựng công trình giao thông, hệ thống kho bãi, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị bốc xếp để đáp ứng yêu cầu của vận tải đa phương thức.

Ngọc Hà