Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico
Làm thế nào để đầu tư ít hơn mà tạo ra nhiều giá trị hơn trong ngành nông nghiệp chính là bài toán đang đặt ra đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.
Theo đó, khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, lĩnh vực nông nghiệp phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa với sự giam gia sâu rộng hơn của khu vực tư nhân. Đây chính là những thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp được ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra tại Hội nghị “Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” được tổ chức mới đây.
Tập trung vào “kiềng ba chân”
Trước tiên, điều đáng nói nhất ở đây là chưa đến 2% giá trị vốn đầu tư FDI đổ vào nông nghiệp. Đây thực sự là một giá trị rất nhỏ, điều này có nghĩa các nhà đầu tư chỉ đơn thuần mua nguyên liệu thô từ nông dân, sau đó sơ chế và xuất khẩu hàng hoá, không có giá trị gia tăng sang thị trường nước ngoài, nơi mà đáng nhẽ sản phẩm phải được hoàn thiện hơn và có giá bán cao hơn nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy việc gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp trong hoạt động đầu tư nếu nói không quá là chưa hề có.
Bên cạnh đó, một hạn chế mang tính “nhãn tiền” đó là chuỗi giá trị hiện nay đang rời rạc. Cụ thể, là sự phối hợp theo chiều dọc vẫn còn yếu. Chính điều này đã cản trở nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân được chỉ ra là do chi phí giao dịch cao và việc hạn chế các công ty nước ngoài mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân.
Rõ ràng những thách thức vừa nêu là không hề nhỏ. Vì vậy, để tháo gỡ những nút thắt lớn này, việc tập trung phát triển “kiềng ba chân” hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững đó là đảm bảo các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” được xem là đúng đắn.
Có thể bạn quan tâm
Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?
01:14, 30/07/2018
Thu hút FDI 7 tháng đầu năm ghi nhận hơn 3000 lượt góp vốn, mua cổ phần
03:31, 28/07/2018
“Cửa mới” cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
17:12, 27/07/2018
Sức bật và sức ép để doanh nghiệp nội chuyển mình mạnh mẽ
04:44, 27/07/2018
Khó lựa chọn nhà đầu tư các dự án PPP vì đâu?
07:00, 26/07/2018
Đưa dòng vốn phù hợp đến đúng nơi đầu tư
Tuy nhiên, để không đi “lệch” đường ray, ông Ousmane Dione đề xuất hướng đi trong nông nghiệp cần phải được cụ thể và bám sát 3 điểm chính.
Trước tiên, đó là ưu tiên đầu tư vào đâu để tạo ra tác động tối đa trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp? Để trả lời câu hỏi này, hoạt đồng đầu tư vào nông nghiệp cần xem xét toàn bộ chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn. Trong đó, bao gồm các hoạt động như gồm cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cũng như an toàn thực phẩm. Đây chính là chuỗi giá trị, là một trong những thách thức mà hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đang gặp phải.
Tiếp đó, phải xác định được rằng huy động nguồn vốn đầu tư từ đâu? Vốn từ khu vực tư nhân hay nhà nước hay đối tác công – tư? Đây cũng là điều hết sức quan trọng, bởi với mỗi nhà đầu tư, sẽ có những chiến lược ưu đãi rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng nhà đầu tư.
Cuối cùng là để có được nhà đầu tư và xây dựng được chuỗi giá trị liên kết nông nghiệp đủ mạnh, thì phải có một khuôn khổ chính sách toàn diện để khuyến khích và đưa dòng vốn phù hợp đến đúng nơi đầu tư. Có như vậy hiệu quả đầu tư mới cao được.
Điều này đang mở ra những cơ hội đầu tư vào nông nghiệp cho những doanh nghiệp chưa đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên lại củng cố niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư đang có hoạt động đầu tư vào nông nghiệp.
Với kinh nghiệm là sáng kiến “chất lượng thượng hạng của Mexico” (MSQ), trong hoạt động thu hút đầu tư vào nông nghiệp đã mang lại thành công cho nước này về mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển và thúc đẩy các loại tiêu chuẩn khác nhau, áp dụng các cơ chế đánh giá sự tuân thủ một cách tin cậy, và nâng cao thương hiệu chất lượng và an toàn của Mexico cả trong và ngoài nước.
Vì vậy, ông Ousmane Dione đề xuất việc xây dựng các chính sách và đầu tư có thể được thiết kế để hoàn thiện thể chế và cơ sở hạ tầng thị trường. Ví dụ như nâng cao tính hiệu quả của các công trình thuỷ lợi, đảm bảo quyền sử dụng đất, thị trường đất nông nghiệp, thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn hàng hóa.
Quay trở lại kinh nghiệm từ Mexico, nhờ áp dụng biện pháp này, thương hiệu “MSQ” ngày càng được nhìn nhận rộng rãi trên những thị trường quan trọng đối với hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu của Mexico. Cách tiếp cận toàn ngành này khác với những giải pháp thường mang tính phân tán – của chính phủ và khu vực tư nhân - để thúc đẩy nâng cấp chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các bên liên quan của Việt Nam có thể cân nhắc các sáng kiến đa ngành, trên phạm vi rộng hơn để “xây dựng lại thương hiệu” các sản phẩm thực phẩm của quốc gia trong mắt người tiêu dùng trong nước và các nhà nhập khẩu.