Vì sao nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà với hạ tầng đường sắt?
Yêu cầu vốn cao, khả năng thu hồi vốn chậm, rủi ro đầu tư cao… đang là những khó khăn khiến nhà đầu tư chưa mặn mà đầu tư vào hạ tầng đường sắt, mặc dù nhiều cơ chế, chính sách đã mở.
Cánh cửa thu hút đầu tư tư nhân vào đường sắt rộng mở đó là khi Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2018 với nhiều cơ chế ưu đãi sẽ tạo thêm sức hút cho các nhà đầu tư đổ vốn vào các dự án hạ tầng, vận tải đường sắt.
Cửa đã rộng
Điều này được thể hiện ở việc, ngay sau khi Luật Đường sắt sửa đổi được thông qua, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã “nhanh chân” quyết định đầu tư vào các dự án hạ tầng đường sắt, vì khuôn muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Trong đó phải kể đến các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc như Lotte E&C (Hàn Quốc).
Được biết, nhà đầu tư nước ngoài này đã “sốt sắng” được triển khai Dự án Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai và xây dựng đoạn đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu theo hình thức PPP. Ngoài ra, Nhà đầu tư Hàn Quốc này cũng sẵn sàng bỏ kinh phí lập đề xuất dự án nâng cấp cho tuyến đường đang đứng thứ hai về sản lượng vận tải hàng hóa trong mạng đường sắt quốc gia. Bên cạnh nhà đầu tư nước ngoài cũng phải kể đến sự sốt sắng của các nhà đầu tư nội khác như Sun Group.
Tuy nhiên, tính từ giữa tháng 2/2017, khi nhà đầu tư lập bản nghiên cứu sơ bộ bao gồm phương án đầu tư, quy mô nguồn vốn, khả năng hoàn vốn trình lên Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), tính đến nay đã hơn 1 năm, song vẫn chưa có “tiến triển” gì về việc có được chập thuận đầu tư hay chưa?
Đây cũng chính là tình trạng mà nhà đầu tư là Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng (Công ty Bạch Đằng) vẫn đang chờ đợi cái gật đầu của GTVT để được nhượng quyền khai thác tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát và đầu tư khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, sau 3 năm liên tục gửi đề xuất đầu tư. Như vậy, cơ chế đã mở, nhưng việc doanh nghiệp thực sự được tiến gần và đầu tư vào các dự án hạ tầng đường sắt vẫn còn là một “con đường dài”.
Có thể bạn quan tâm
Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?
03:37, 02/08/2018
Doanh nghiệp cần nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
03:14, 01/08/2018
9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII
17:24, 31/07/2018
Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico
05:43, 31/07/2018
… nhưng vẫn nhiều ổ khoá
Được biết, Đề án “Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt” năm 2014 với danh mục 16 dự án đề xuất kêu gọi xã hội hóa, gồm 12 dự án trên mạng lưới đường sắt hiện có, còn lại là dự án đường sắt xây dựng mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là mới chỉ có duy nhất một dự án đã được xã hội hoá thành công đó là dự án Trung tâm Logistics đường sắt tại ga Yên Viên do Công ty cổ phần Giao nhận và vận chuyển Indo Trần (ITL) đầu tư, đã hoàn thành và đi vào khai thác từ tháng 9/2016.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho việc nhà đầu tư tư nhân không mấy “mặn mà” với các dự án hạ tầng đường sắt. Tuy nhiên trong đó đáng chú ý là do thiếu hành lang pháp lý, tính thanh khoản không cao, tính sở hữu không có, vì đất, tài sản kết cấu hạ tầng, nhà ga là của Nhà nước, không thể xây lên rồi bán hay khai thác được.
Điều này cũng lý giải, mặc dù nhà đầu tư đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát hàng tháng, tuy nhiên, nhà đầu tư không thể tiến hành đầu tư.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng không kém đó là do đặc thù đầu tư vào hạ tầng đường sắt cần vốn cao gấp 3 lần so với đường bộ. Vì vậy, khả năng hoàn vốn và thu lại lợi nhuận từ các dự án này chậm.
Là một Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý trong hoạt động đầu tư, ông Vaibhav Saxena, Công ty Luật Quốc tế Việt Nam (VILAF) phân tích: “Việc đầu tư vào hạ tầng đường sắt đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi khả năng thu hồi vốn trực tiếp khó khăn, thời gian hoàn vốn kéo dài. Bên cạnh đó, đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt rất khó đoán định kết quả, vì không thể biết đầu tư đường này xong có thu hồi vốn được không hoặc thu hồi bằng cách nào”.
Tuy nhiên, nhìn ở một tầm nhìn dài hạn hơn, nhận định về những triển vọng tích cực về mặt chính sách có thể mang lại, Luật sư Vaibhav Saxena, “Với sự hỗ trợ, hứa hẹn của Chính phủ và sự thay đổi tích cực của pháp luật đường sắt, ngành công nghiệp đường sắt chắc chắn sẽ được đẩy mạnh”.