Tiền Giang: Tạo cơ hội, hút đầu tư
Ngày 09/8/2018, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Với chủ đề “Tiền Giang - cơ hội đầu tư, đồng hành phát triển”, Hội nghị xúc tiến đầu tưu tỉnh Tiền Giang năm 2018 nhằm tuyên truyền, giới thiệu thành tựu kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh, các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, các lĩnh vực, các dự án, công trình trọng điểm kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh…
Thu hút nhiều dự án đầu tư lớn
Tại hội nghị, Tiền Giang đã mời gọi đầu tư vào 19 dự án trên các lĩnh vực: hạ tầng Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu khu nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, du lịch, dự án phát triển hạ tầng thương mại với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 16.000 tỷ đồng. Đồng thời, trao quyết định chủ trương đầu, chủ trương nghiên cứu cho 31 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến trên 15.650 tỷ đồng.
Tiền Giang cũng công bố chiến lược thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp của tỉnh đến các nhà đầu tư, đến cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, với phương châm thu hút đầu tư phải đi vào thực chất, danh mục dự án đầu tư được giới thiệu tại Hội nghị này là những dự án được tỉnh lựa chọn, xem xét kỹ để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi. Đặc biệt, trong mỗi dự án tỉnh đều cung cấp thông tin chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể, giá đất cụ thể để các nhà đầu tư tìm hiểu, tính toán và khi quyết định đầu tư có thể triển khai thực hiện được ngay.
Theo định hướng quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Vùng TP HCM, Tiền Giang có vai trò là cửa ngõ của vùng Thành phố Hồ Chí Minh với vùng ĐBSCL và vùng sông Mê Kông mở rộng… thông qua các trục giao thông- kinh tế quan trọng như Quốc lộ 1A, QL30, QL 50 (trục giao thông - kinh tế ven biển), QL 60, đường cao tốc TP HCM - Trung Lương và đang được tiếp tục đầu tư đến TP. Cần Thơ… Đây được mệnh danh là “vương quốc trái cây” với diện tích lớn nhất cả nước (trên 73 nghìn ha), đồng thời là nơi tập trung được nguồn lương thực, trái cây và thủy sản phong phú của vùng ĐBDSC.
Bởi vậy, Tiền Giang chú trọng thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ và các mặt hàng nông sản thực phẩm… ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa. Trong du lịch, tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, các điểm du lịch và kết nối tuyến du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Tiền Giang: Chú trọng các dự án hiệu quả, khả thi
15:51, 01/08/2018
Tiền Giang mời gọi đầu tư vào 19 dự án lớn
16:33, 27/07/2018
Tiền Giang nâng chất lượng điều hành
10:42, 11/07/2018
Doanh nghiệp Đà Nẵng - Tiền Giang liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản
14:00, 29/06/2018
Nông dân Tiền Giang làm giàu thành công từ trồng sầu riêng
04:06, 08/06/2018
Tiền Giang: Bứt phá đầu tư từ mô hình “một cửa tại chỗ”
11:02, 30/05/2018
Tiền Giang tạo dư địa lớn trong thu hút đầu tư
00:13, 29/04/2018
Tiền Giang còn nhiều dư địa cải cách
14:08, 04/04/2018
Tiền Giang đồng hành cùng doanh nghiệp cả ngày nghỉ cuối tuần
15:50, 30/03/2018
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang: Cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và doanh nghiệp
08:19, 12/03/2018
Ông Lê Văn Hưởng cho biết, tăng trưởng kinh t ế(GRDP) của tỉnh liên tục tăng cao trong những năm năm gần đây. Năm 2016- 2017, Tiền Giang nằm trong tốp 3 tỉnh tăng trưởng GRDP cao nhất ĐBSCL, bình quân tăng 8,0%/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, giá trị GRDP theo giá so sánh 2010 của tỉnh đạt 29.356 tỷ đồng, xếp thứ 2 vùng ĐBSCL. Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng từ 58% năm 2015 tăng lên 61,5% năm 2017, tương ứng khu vực nông nghiệp giảm từ 42% xuống còn 38,5%.
Tiền Giang có quy mô dân số 1,75 triệu người, trong đó 1,35 triệu người ở độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 47%, trình độ dân trí cao so với vùng Đồng bằng sông cửu Long, người lao động có ý thức làm việc tốt, thích nghi nhanh với tác phong công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu nền sản xuất hiện đại.
Thời gian qua, tỉnh đã và đang quyết tâm tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, tăng cường đối thoại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chẳng hạn, về thủ tục đầu tư đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cấp Quyết định chủ trương đầu tư ngoài khu công nghiệp từ 35 ngày (theo quy định của Luật Đầu tư) xuống còn 20 ngày, trong KCN xuống còn 09 ngày; thực hiện liên thông trong thực hiện thủ tục đầu tư - đăng ký kinh doanh; quá trình cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, quá trình giải quyết các thủ tục đầu tư kết hợp với dịch vụ công đã giải quyết khá lớn những khó khăn của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng nhanh với 368 doanh nghiệp thành lập mới, tổng số vốn đăng ký 2.582,7 tỷ đồng, tăng 31,5% về số doanh nghiệp, đạt 50,4% so kế hoạch và tăng 89% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đầu tư bình quân là 7,0 tỷ đồng/doanh nghiệp (cùng kỳ đạt 5,0 tỷ đồng/doănh nghiệp). Bên cạnh đó, 6 tháng 2018 có 128 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm là 1.335,9 tỷ đồng, tăng 41% về số doanh nghiệp và tăng 179 lần về số vốn so cùng kỳ. Như vậy, hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 4.800 doanh nghiệp đang hoạt động. Toàn tỉnh có 16 hợp tác xã thành lập mới với tổng số thành viên là 762, tổng vốn góp là 28.367 triệu đồng.
Nâng cao chất lượng quy hoạch
Ông Trần Văn Dũng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cho biết, để có được kết quả trên, bên cạnh việc phát huy các tiềm năng, lợi thế, trong thời gian qua, tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch với tầm nhìn và chiến lược tốt, từ đó xác định danh mục các dự án để mời gọi đầu tư vào tỉnh, giúp cho doanh nghiệp xác lập kế hoạch đầu tư, kinh doanh hiệu quả ở Tiền Giang.
“Chúng tôi tập trung huy động nguồn lực cả ngân sách và vốn tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng tại tỉnh, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Nhất là đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị và trung tâm thương mại. Ưu tiên hàng đầu của tỉnh là tạo nhiều diện tích đất được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh để cung cấp cho doanh nghiệp. Tiền Giang đặt mục tiêu cải cách hành chính thật tốt và mạnh mẽ để từng bước xây dựng chính quyền năng động, đồng hành, thân thiện, phục vụ doanh nghiệp.
Tỉnh chú trọng duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên, định kỳ giữa lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thông tin kịp thời tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và phổ biến đến doanh nghiệp các quy định mới, một số nội dung cải cách quan trọng liên quan đến môi trường đầu tư; phối hợp với các Sở, ngành để giải quyết nhanh chóng các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung ứng nguồn lao động có trình độ, kỹ năng lao động và tác phong làm việc thật tốt cho các doanh nghiệp.”- ông Trần Văn Dũng nói.
Thực tế cho thấy, Tiền Giang đã triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ và nhất quán các chính sách ưu đãi đầu tư do Trung ương ban hành và tập trung ban hành các chính sách ưu đãi phù hợp với thẩm quyền của tỉnh để phát triển các dự án hạ tầng khu– cụm công nghiệp, nhà ở công nhân, các dự án xã hội hóa, các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tiền Giang cũng đã thành lập Hội đồng hỗ trợ khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp và Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, các giải pháp vận động chuyển đổi hộ kinh doanh hoạt thành doanh nghiệp; triển khai thực hiện Kế hoạch số hóa thông tin, tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Kế hoạch chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp năm 2018, đẩy mạng đăng ký doanh nghiệp qua mạng...
Ngoài ra, Tiền Giang đang quy hoạch khu công viên phần mềm Mê Kông, đồng thời, Tiền Giang cũng đã liên kết với VNPT, Zalo để định hướng xây dựng thành phố thông minh (smart city) nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư năng động, sáng tạo gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng KCN, CCN
Về phát triển công nghiệp, Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích 2.083,5 ha; trong đó có 04 KCN đã được thành lập và đi vào hoạt động.
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đã thu hút được 04 dự án đầu tư vào KCN Long Giang bằng 133,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ 3 dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 20 triệu USD bằng 37,2% so cùng kỳ (cùng kỳ 53,6 triệu USD). Ngoài ra, Tiền Giang điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 06 dự án, trong đó có 02 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư tăng thêm là 9 triệu USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 35,3 triệu USD). Lũy kế đến nay tại các KCN có 96 dự án (69 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.901,9, triệu USD và 4.075,6 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê 493,2 ha/760,2 ha đạt 64,9% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
Theo danh mục quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN), trên địa bàn tỉnh hiện có 27 CCN được quy hoạch; trong đó có 04 CCN với tổng diện tích 108,9 ha đang hoạt động, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 4.402 tỷ đồng; có 03 CCN đã được tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tổng số dự án đầu tư tại 04 CCN là 79 dự án (trong đó có 07 dự án FDI), tổng vốn đầu tư 4.401,9 tỷ đồng với diện tích thuê đất là 78,6 ha. Tỷ lệ lắp đầy bình quân đạt 96,9% diện tích đất công nghiệp.
Hiện tại, Vùng Trung tâm, có 3 CCN đã đi vào hoạt động, gồm: CCN Trung An, CCN Tân Mỹ Chánh (TP. Mỹ Tho) và CCN Song Thuận (huyện Châu Thành). Tình hình thu hút đầu tư của các dự án vào CCN tương đối thuận lợi; các CCN của Vùng thu hút được 52 dự án với tổng vốn đầu tư 2.973,7 tỷ đồng. Ngoài ra, có CCN Chợ Gạo (huyện Chợ Gạo) đã được UBND tỉnh cho chủ trương lập quy hoạch chi tiết.
Vùng phía Tây, có CCN An Thạnh (huyện Cái Bè) đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, thu hút 34 dự án với tổng vốn đầu tư 240,2 tỷ đồng. CCN này được xây dựng có vai trò quan trọng trong việc tập trung các nhà máy xay xát, lau bóng gạo. Ngoài ra, Vùng có 02 CCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm: CCN An Thạnh 2 (huyện Cái Bè) đang đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng CCN, CCN Thạnh Tân (huyện Tân Phước) đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu khu vực công nghiệp Thạnh Tân, CCN Mỹ Phước Tây đã có đề xuất vị trí, ranh giới quy hoạch CCN.
Vùng phía Đông, có 02 CCN đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng là CCN là CCN Gia Thuận 1 và CCN Gia Thuận 2 (hiện đang thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất).
Hiện thực hoá mục tiêu chiến lược
Với nền tảng đã được thiết lập, tiền Giang đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP - giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016-2020 của tỉnh tăng 8,5-9,5%/năm (cao hơn giai đoạn trước 1,0-2,0%). Đến năm 2020, tổng GRDP đạt khoảng 119-124 nghìn tỷ đồng. Dự kiến tổng thu nội địa của tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng và đến năm 2021 khoảng 12.500 tỷ đồng, có thể tự cân đối ngân sách.
“Qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần này, tỉnh Tiền Giang mong muốn được lắng nghe, chia sẻ, trao đổi những ý tưởng, đề xuất cơ hội hợp tác, đầu tư từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư còn rất lớn, với phương châm muốn đi xa phải đi cùng nhau, là bạn đồng hành trong phát triển, đến Tiền Giang, các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất.
Trên tinh thần mến khách, trọng đối tác, thấu hiểu, mong muốn hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố trong cả nước, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và bè bạn gần xa, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tiền Giang sẽ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt để thực hiện các cam kết xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hiệu quả, ổn định lâu dài, phát triển thịnh vượng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu trong và ngoài nước.”- ông Lê Văn Hưởng chia sẻ.