Hai nút thắt của ngành giấy (Kỳ I): Đuối sức vì yếu vốn

TS. Đặng Văn Sơn – Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam 23/08/2018 11:00

Thiếu cơ chế tiếp cận vốn và đề án quy hoạch ngành chính là những “nút thắt” khiến cho doanh nghiệp ngành giấy khó “tăng tốc” trong cuộc đua với doanh nghiệp FDI.

Hiện nay, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp ngành giấy với năng lực sản xuất đạt khoảng 200.000 tấn bột giấy mỗi năm. Tuy nhiên, lại không có doanh nghiệp sản xuất bột thương phẩm lớn.

p/Nhà máy sản xuất Công ty giấy Bãi Bằng tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Nhà máy sản xuất Công ty giấy Bãi Bằng tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Trong bối cảnh các ngành công nghiệp tiêu dùng phát triển mạnh mẽ và “cánh cửa” thị trường xuất khẩu đang rộng mở từ các nước lân cận và trong khu vực, thì nhu cầu về bột giấy và giấy là rất lớn. Điều này được thể hiện ở những con số tăng trưởng trong tháng 6/2018, sản xuất giấy các loại đạt 339.250 tấn, tăng 5,3% so với tháng 5/2018; 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.743.265 tấn, tăng 45% so với cùng kỳ 2017.

Soi kỹ con số tăng trưởng vừa nêu, về sản phẩm giấy bao bì, chủ yếu là giấy carton lớp mặt và carton lớp sóng tổng lượng sản xuất ước đạt 282.000 tấn, tăng 25.000 tấn, tương đương 9,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, điều đáng nói, sản lượng tăng này chủ yếu do tăng công suất từ các doanh nghiệp FDI.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiệp hội ngành giấy cần cơ chế ưu đãi đầu tư để tạo sức bật

    Hiệp hội ngành giấy cần cơ chế ưu đãi đầu tư để tạo sức bật

    11:00, 22/08/2018

  • Ngành giấy vẫn còn nhiều

    Ngành giấy vẫn còn nhiều "gian nan"

    04:15, 21/08/2018

  • Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

    Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

    05:21, 17/08/2018

  • Siết cấp phép đầu tư ngành giấy

    Siết cấp phép đầu tư ngành giấy

    11:12, 26/07/2018

Nếu như doanh nghiệp FDI chỉ phải chịu lãi suất từ 1-2% USD/năm, tương đương 4-5% VNĐ/năm, doanh nghiệp nội phải vay với mức lãi suất 10-12%/năm. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam “thiệt thòi” trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn thương mại. Thêm nữa, việc huy động vốn của doanh nghiệp nội khó hơn khi được đánh giá là khả năng thu hồi vốn chậm (có thể lên tới 15-20 năm), trong khi suất đầu tư lớn.

Mặc dù, hiện nay doanh nghiệp nội đang giữ 51% thị phần thị trường ngành giấy. Tuy nhiên, để duy trì được thị phần này đòi hỏi doanh nghiệp nội phải mở rộng đầu tư. Và các chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp ngành giấy sẽ là những lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp nội “so găng” cùng doanh nghiệp ngoại trong cuộc đua giữ thị phần.

Mới đây, Cty CP Giấy An Bình Việt Nam dù đã chấp nhận mức lãi suất tín dụng cao từ ngân hàng thương mại, 10-12%/năm, tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng không được vay vốn buộc họ phải chọn đường cùng là “bán nhà máy sản xuất”. Dự kiến nhà máy này sẽ rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài, có thể là doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là cái kết mà không doanh nghiệp nào mong muốn.

TS. Đặng Văn Sơn – Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam