2 nút thắt của ngành giấy (Kỳ II): Chờ đề án quy hoạch ngành
Thiếu cơ chế tiếp cận vốn và đề án quy hoạch ngành chính là những “nút thắt” khiến cho doanh nghiệp ngành giấy khó “tăng tốc” trong cuộc đua với doanh nghiệp FDI.
Hiện nay, ít ai biết rằng, “kim chỉ nam” để hiệp hội ngành giấy phát triển đó chính là đề án quy hoạch ngành. Tuy nhiên, theo Luật quy hoạch mới, đề án quy hoạch cũ của ngành công nghiệp sản xuất giấy sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/1/2019. Điều đáng nói, đến nay ngành vẫn chưa có sự hỗ trợ để triển khai xây dựng dự thảo hoạt động quy hoạch mới. Chưa kể, các cơ chế trong khuôn khổ đề án quy hoạch đều dừng lại ở mức khuyến khích. Vì vậy, theo các nhà đầu tư, những ưu đãi hiện tại khó có thể tạo được động lực cho các doanh nghiệp đang đầu tư trong ngày giấy mở rộng đầu tư, hoặc để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp triển khai đầu tư các dự án mới.
Vì vậy, Hiệp hội doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy (VPPA) kiến nghị Bộ Công Thương cần sớm có chỉ đạo và hỗ trợ VPPA sớm tiến hành việc xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành giấy 2020 – 2035 và xây dựng chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam (2020 – 2030), tầm nhìn 2040 để Ngành phát triển trong giai đoạn mới.
Có thể bạn quan tâm
Hai nút thắt của ngành giấy (Kỳ I): Đuối sức vì yếu vốn
11:00, 23/08/2018
Hiệp hội ngành giấy cần cơ chế ưu đãi đầu tư để tạo sức bật
11:00, 22/08/2018
Ngành giấy vẫn còn nhiều "gian nan"
04:15, 21/08/2018
Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn
05:21, 17/08/2018
Trong bối cảnh, thị trường có nhiều biến đổi từ việc mở cửa và việc tham gia các hiệp định tự do thương mại, nếu ngành giấy không có chính sách căn cơ, bài bản thì trong một thời gian không xa, khoảng 5-10 năm nữa sẽ “về tay” doanh nghiệp ngoại. Vì vậy, sớm triển khai hoạt động nghiên cứu chính sách tổng thể để các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định là những bước đi sớm và cần thiết để ngành giấy không bị mất thị phần ngay trên sân nhà và phát triển bền vững.