Việt Nam, FDI và năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Raymond Mallon, Chuyên gia kinh tế cao cấp Chương trình cải cách kinh tế Việt Nam - Australia. 17/10/2018 00:49

Cải thiện việc thực thi và phát triển một môi trường chính sách đơn giản và minh bạch là vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết tất cả những thách thức trong hoạt động thu hút FDI.

Báo cáo năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế  (OECD) về đầu tư nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á cho rằng, Việt Nam đã khá nỗ lực trong việc tạo điều kiện cho FDI phát triển trong vòng 20 năm qua hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực và giờ đây Việt Nam là một trong những thị trường có ít rào cản về chính sách đối với FDI trong ASEAN.

Những hạn chế của FDI

Ông

Ông Raymond Mallon, Chuyên gia kinh tế cao cấp Chương trình cải cách kinh tế Việt Nam - Australia.

Đã có những lo ngại về FDI bao gồm những mối liên kết lạc hâu, hạn chế trong một phần của nền kinh tế và việc Việt Nam quá phụ thuộc vào FDI trong tăng trưởng thương mại. Tuy nhiên, những mối quan ngại này đang dịu đi, khi những năm gần đây, những liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng chặt chẽ.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân nội đã bắt đầu nổi lên thành những nhà xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp các dịch vụ và hàng hoá.

Việc bãi bỏ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng đã giúp kích thích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nỗ lực và hành động nhiều hơn nữa, nhằm dỡ bỏ các rào cản đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước năng động và kết nối quốc tế.

Các nhà phân tích của Việt Nam đã nêu ra những quan ngại rằng, các nhà đầu tư nước ngoài đã được đối xử đặc biệt hơn các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước và rằng một số nhà đầu tư nước ngoài đã được hỗ trợ khi cạnh tranh với các nhà đầu tư mới. Những cuộc cải cách gần đây nhằm thống nhất các ưu đãi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước theo Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã giúp giảm thiểu nhũng quan ngại này.

Việc Chính phủ ưu đãi thuế và tình trạng chuyển giá của một số doanh nghiệp đang phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp đang cố tình trốn thuế và những khoản thuế này có thể tương đương lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam cần tiếp tục chung tay với những nỗ lực của quốc tế trong việc đấu tranh chống lại việc trốn thuế của các doanh nghiệp.

Các nhà làm chính sách cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế rằng, việc ưu đãi thuế hiếm khi được sử dụng là công cụ hữu hiệu nhằm thu hút FDI. Thay vào đó, các nguồn lực công hạn chế cần được hướng vào việc cải thiện nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng công, phục vụ tất cả các nhà đầu tư.

Do hạn chế về nguồn lực công, nên việc thực hiện mô hình hợp tác đối tác công – tư (PPP) trở nên khá chậm chạp. Kinh nghiệm quốc tề về PPP thì đa dạng, nhưng nói chung, nhà đầu tư cần những nhà làm chính sách độc lập, với một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, để PPP có thể được thực hiện một cách hiệu quả, trong một môi trường minh bạch và không có tham những.

Viện nghiên cứu Brookings (Hoa Kỳ) gần đây đã kết luận rằng, thậm chí ở Hoa Kỳ, nhiều bang đang thiếu năng lực kỹ thuật và trình độ chuyên môn để có thể xem xét những thoả thuận về PPP và để có thể đảm bảo quyền lợi của người dân một cách đầy đủ. Vì vậy có lẽ không có gì ngạc nhiên khi tiến độ thực hiện PPP ở Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Những tác động tiềm năng của FDI lên môi trường sống cũng là một quan ngại nữa. Trong khi một số nhà đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm môi trường thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác lại rất coi trọng vảo vệ môi trường. Ngoài việc bảo vệ tài nguyên và sức khoẻ của người dân Việt Nam, các chính sách bảo vệ môi trường và quá trình thực thi những chính sách này đối với tất cả các dự án đầu tư cần được đẩy mạnh, nhằm giúp Việt Nam thu hút thêm FDI có chất lượng và sản xuất xanh hơn.

Khuyến nghị chính sách 

Những tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp quốc gia và các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh có trách nhiệm cũng có thể giúp thu hút đầu tư chất lượng cao. Việc cải thiện các tiêu chuẩn này là rất quan trọng trong việc phát triển thêm các thị trường vốn hiệu quả, nhằm cung cấp vốn cho việc mở rộng khu vực kinh tế tư nhân mà không cần phải dựa quá nhiều vào việc vay nợ.

Cải thiện việc thực thi và phát triển một môi trường chính sách đơn giản và minh bạch là vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết tất cả những quan ngại trên. Việc thiết lập và củng cố những cơ quan hoạch định chính sách chuyên biệt và độc lập có thể hỗ trợ nỗ lực này. OECD đã có những thông tin rất hữu ích nhằm chia sẻ các thông lệ quốc tế tố trong việc thiết lập quản lý những cơ quan như vậy.

Tác động FDI vào việc thay đổi nền kinh tế Việt Nam là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, FDI tự thân cũng có những tác động tiêu cực. Việt Nam đang thực hiện cải cách kinh tế với nhiều mục tiêu: hội nhập khu vực và quốc tế, xây dựng thể chế kinh tế và xây dựng môi trường pháp lý hiệu quả, đẩy mạnh tự do hoá kinh doanh và thương mại, cải cách giáo dục và đầu tư vào con người và kết cấu hạ tầng. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện cho FDI đóng góp mạnh mẽ hơn nữa vào việc cải thiện chất lượng sống tại Việt Nam.

Tuy nhiên có một vấn đề nữa, mặc dù đã có những cải thiện tuy nhiên năng suất lao động của Việt Nam vẫn dưới chuẩn của khu vực và Việt Nam đang đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ quốc tế ngày càng tăng, đe doạ đến việc thu hút FDI và đẩy mạng thương mại.

Do vậy, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách, với việc tập trung mạnh mẽ vào việc dỡ bỏ các rào cản đối với các mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các chuỗi giá trị toàn cầu và thị trường toàn cầu. Với những chính sách đúng đắn, FDI có thể giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Raymond Mallon, Chuyên gia kinh tế cao cấp Chương trình cải cách kinh tế Việt Nam - Australia.