Thách thức cạnh tranh trong thu hút đầu tư chất lượng cao
Khi đã giải quyết được những nút thắt cùng với việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh tiếp tục mở rộng tự do hoá thương mại và đầu tư, Việt Nam có thể thu hút được nhiều FDI hơn.
FDI giúp thúc đẩy kinh tế
Trong 3 thập kỉ qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu chuyển sang mô hình kinh tế thị trường, FDI đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế toàn cầu. Việc bãi bỏ những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút được lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế. Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đem lại cho họ nhiều lợi ích bằng những tiềm năng to lớn, chưa được khai phá của mình, cũng như bằng nguồn lao động chi phí thấp và nguồn tài nguyên dồi dào. Kể từ khi khởi xướng công cuộc Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và đã tạo nên sự dịch chuyển to lớn người lao động từ ngành này sang ngành khác, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt mới, với mức vốn đăng ký của ác dự án FDI mới tăng gần 3 lần so với năm 2006. Dòng vốn này đã giúp phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hướng đến xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cải thiện đời sống của nhân dân.
Được coi là một trong những con hổ kinh tế mới của khu vực Đông Á, Việt Nam đã có tỷ lệ tăng trưởng nhanh thứ 2 trên thế giới kể từ năm 1990, chỉ sau Trung Quốc. Việc thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể nhờ xuất khẩu và thu nhập hộ gia đình được cải thiện đã giúp phát triển xã hội trong vòng 2 thập kỷ vừa qua.
Đáng chú ý, tỷ lệ người dân nghèo cũng đảm giảm mạnh và việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và kết cấu hạ tầng cơ bản khác cũng đã được cải thiện đáng kể, giúp giảm tỷ lệ tử vong, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng sống.
Những ngành thâm hụt lao động của Việt Nam bao gồm ngành chế biến chế tạo, là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ lợi ích mà khu vực FDI đem lại. Tuy nhiên, lao động giá rẻ đã làm giảm nhiều lợi thế và dần dần không thể là động lực cửa tăng trưởng.
Việc duy trì tăng trưởng trong các giai đoạn phát triển mới đòi hỏi một mô hình mới dựa trên việc cải thiện năng suất lao động và tạo việc làm có giá trị gia tăng cao hơn.
Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các sản phảm có gia trị gia tăng thấp so với Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN khác, như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, Chính phủ muốn đa dạng hoá nền kinh tế và duy trì mức tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5-7,5%/năm thông qua việc cải thiện năng suất các nhân tố tổng hợp – một chỉ số thể hiện hiệu quả của lao động và vốn đầu tư vào.
Việc thu hút FDI vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao là rất cần thiết cho tầm nhìn của Chính phủ là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế lên cao hơn nữa, với mục tiêu vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Năm nay, dự kiến FDI sẽ đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của các nước. Một số ước tính sơ bộ chỉ ra rằng, xuất khẩu đã bằng 93,6% GDP vào năm 2016.
Được coi là một mục tiêu chính trong Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, việc đẩy mạng FDI trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sẽ là vô cùng quan trọng cho việc đạt được các mục tiêu về môi trường và xã hội, bao gồm mục tiêu mở rộng độ bao phủ các dịch vụ y tế, giảm thất nghiệp và tỷ lệ nghèo, mở rộng việc tiếp cận nước sạch ở những vùng nông thôn và đô thị và quản lý môi trường tốt hơn.
Ưu tiên thu hút FDI vào các ngành có giá trị gia tăng cao
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới dự thảo Chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn 2018-2030. Mục tiêu của chiến lược mới này là thu hút FDI vào các ngành có giá trị gia tăng cao, hơn là vào các ngành thâm hụt lao động và tập trung cải thiện chất lượng đầu tư trong bốn lĩnh vực ưu tiên, bao gồm chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng quan trọng trong thúc đẩy những mối liên kết với doanh nghiệp nước ngoài và đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tương lai gần, cần phải ưu tiên cho các ngành công nghiệp có ít cơ hội cạnh tranh hơn, bao gồm sản xuất thiết bị giao thông và ô tô, phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường (tiết kiệm nước và năng lượng gió, mặt trời). Còn về dài hạn, cần ưu tiên cải thiện kỹ năng trong các lĩnh vực dược phẩm, và sản xuất trang thiết bị y tế, giáo dục, các dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính, và công nghệ thông tin.
Những ưu đãi đầu tư đang được dự thảo nhằm hút vốn vào các khu vực có nhiều tiềm năng trong các ngành này, như vùng Tây Nguyên chẳng hạn.
Nỗ lực của Chính phủ trong việc mở rộng tự do hoá đầu tư và thương mại thông qua các hiệu định thương mại tự do sẽ giúp đẩy mạnh và thu hút các dòng đầu tư từ các nước đối tác của Việt Nam, trong bối cảnh thuế nhập khẩu giảm làm cho việc xuất khẩu hàng hoá dễ dàng hơn.
Trong số các hiệp định thương mại, thì đáng chú ý là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). RCEP là hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viên ASEAN là 6 quốc gia mà ASEAN đã kí hiệp định thương mại tự do (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Nezealand. Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hoá lĩnh vực thu hút FDI, và cả nước đối tác đầu tư, đặc biệt là từ những quốc gia bên ngoài châu Á.
Thách thức cạnh tranh
Gần đây, rất nhiều tập đoàn đa quốc gia có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam vì Việt Nam có chi phí lao động thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, cũng như một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines. Ngoài ra, bộ máy hành chính của Việt còn không phức tạp bằng các quốc gia này.
Những ưu đãi về tài chính, và thuế ngày càng tăng đã biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất có chi phí thấp lý tưởng, tuy nhiên, lợi thế lao động rẻ đang gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế đang phát triển nhanh và cần phải tái cơ cấu theo hướng phát triển những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.
Việc phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng cao là vô cùng quan trọng đối với việc thu hút FDI vào các ngành có giá trị gia tăng cao. Bởi một trong những điểm yếu của Việt Nam trong việc thu hút FDI vào các ngành này là thiếu lao động có tay nghề. Về phương diện này, Việt Nam còn kém xa so với Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.
Một số báo cáo đã chỉ ra khoảng cách về kỹ năng khu nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý đã không thể tìm được nhân sự họ cần tại Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển kỹ năng và đào tạo người lao động phù hợp với tầm nhìn dài hạn của Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao.
Vào năm 2016, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn thứ hai, sau Singapore, trong khu vực Đông Nam Á. Môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo Môi trường đầu tư kinh doanh 2018 của Ngân hàng thế giới trong năm 2017, Việt Nam đứng vị trí thứ 68 trong 190 quốc gia được đánh giá về mức độ dễ dàng kinh doanh, tăng 14 bậc so với nă, 2016.
Trong khi Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện hệ thống thuế, cũng như các thủ tục thực thi hợp đồng, thì xếp hạng nói chung của Việt Nam vẫn đứng sau Singapore nhiều chỉ số. Do vậy Việt Nam cần phải cải cách kinh tế và môi trường kinh doanh nhiều hơn nữa để trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải cải thiện các chỉ số thương mại qua biên giới, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và giải quyết phá sản cho doanh nghiệp.
Một khi giải quyết được những nút thắt nêu trên cùng với việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh tiếp tục mở rộng tự do hoá thương mại và đầu tư, Việt Nam có thể thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài (FDI) hơn và đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.