Doanh nghiệp Việt Nam - Italy làm sao để không "lỡ chuyến tàu"?
Với nhiều nét tương đồng về cấu trúc doanh nghiệp sẽ là nền tảng quan trong trong hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Italy.
Các doanh nghiệp Italy đã có sự dịch chuyển muộn màng đến khu vực ASEAN trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Phải học hỏi bài học từ quá khứ để không bỏ lỡ chuyến tàu tương lai.
Dưới góc nhìn kinh tế, Việt Nam và Italy có nhiều điểm tương đồng khi các doanh nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, các công ty gia đình chiếm đa số trong cấu trúc nền kinh tế. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy đang làm ăn tại Việt Nam và góp phần vào thành tựu to lớn về phát triển kinh tế của Việt Nam sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, cũng cần khách quan đánh giá rằng, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và Italy. Hai nước thậm chí có thể đạt được kết quả gấp 2-3 lần so với hiện tại.
Từ cuối những năm 1980 đế năm 2007, các doanh nghiệp Italy chỉ tập trung vào các thị trường được coi là truyền thống như Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ, Mỹ La-tinh. Đối với khu vực châu Á, Italy tập trung vào các thị trường đã phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các công ty Italy buộc phải tìm kiếm các thị trường thay thế, trong đó có thị trường ASEAN, nhưng sự dịch chuyển này quá muộn bởi nhiều đối thủ từ Mỹ, Anh, Canada, Đức và Pháp đã nhắm đến thị trường này từ lâu.
Về phía Việt Nam, các chính sách phát triển kinh tế cần được cải thiện để tăng tính nhất quán và minh bạch. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu Chính phủ Việt Nam lựa chọn và tập trung để phát triển 4-5 ngành công nghiệp trong điểm vào thời điểm 30 năm trước thì bức tranh ngành công nghiệp và kinh tế bây giờ sẽ hoàn toàn khác. Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ có thể sẽ không trở thành 2 ngành yếu kém.
ASEAN đang trở thành khu vực kinh tế quan trọng nhất trên thế giới. Các nước trong nội khối ASEAN cũng đang phát triển rất nhanh, trong đó, Việt Nam ở giai đoạn phát triển vàng. Do đó, nếu không học hỏi những bài học từ quá khứ, chúng ta sẽ bỏ lỡ chuyến tàu đến tương lai vì cơ hội sẽ không bao giờ lặp lại.
Đúng như câu thành ngữ “Nhập gia tuỳ tục” để hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, các công ty cần hiểu rõ văn hoá và cuộc sống nơi đây. Người quản lý nước ngoài nên quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp dưới của mình. Một khi mối quan hệ được củng cố vững chắc, công ty sẽ giống như một gia đình, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cống hiến hết mình.
Bên cạnh đó, vấn đề chính đối với công ty nước ngoài để hoạt động thành công tại Việt Nam là lựa chọn đúng đối tác. Nếu không sẽ không chỉ tốn về tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến niềm tin và chiến lược toàn cầu.
Chọn đối tác đúng không dễ, không giống như một môn khoa học chính xác và có một vài tiêu chí đáng lưu ý. Có những đối tác dường như biết mọi thứ, chỉ trong thời gian rất ngắn có thể đưa công ty bạn thành công nhưng phía sau đó có thể là khoản nợ và các dự án dù đã được cấp phép, nhưng lộ trình triển khai trong ngắn và trung hạn lại rất mông lung.
Nhìn một cách tổng quan, nguồn nhân lực ở Việt Nam rất tốt so với các nước khác ở Đông Nam Á. Môi trường pháp lý, tài chính và kinh tế đang được cải thiện. Nhiều nước mong muốn có sự ổn định kinh tế như Việt Nam.