Đà Nẵng: Sẽ vận hành nhà máy nước Hòa Liên vào năm 2020

Kiều Vũ 05/12/2018 03:55

Mốc thời gian hoàn thành công trình nhà máy nước và đưa vào vận hành được ấn định trong năm 2020.

Sau nhiều thông tin khác nhau về phương án triển khai nhà máy nước Hòa Liên của TP Đà Nẵng – một dự án quan trọng ảnh hưởng đến an ninh nước sạch cho thành phố, mới đây nhất, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã có văn bản về việc triển khai đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước Hòa Liên.

Theo đó, thống nhất chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nước Hòa Liên theo phương án đầu tư công.

Theo văn bản này, UBND thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng (chủ đầu tư kiêm quản lý dự án) phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục tiếp theo và hoàn thành công tác lập, thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án, báo cáo tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố cuối năm 2018 trên nguyên tắc đảm bảo khách quan, minh bạch và theo đúng quy định.

Đà Nẵng nhấn mạnh dự án Nhà máy nước Hòa Liên là dự án trọng điểm, cấp bách cần rút ngắn thời gian triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn. Do vậy, UBND yêu cầu các sở, ngành tập trung nhân lực, vật lực, ưu tiên tối đa thời gian để triển khai dự án theo đúng tiến độ, yêu cầu của lãnh đạo thành phố.

Nhà máy nước Hòa Liên sẽ được đưa vào vận hành được ấn định trong năm 2020

Nhà máy nước Hòa Liên sẽ được đưa vào vận hành  trong năm 2020 để giải quyết nguy cơ thiếu nước cho thành phố?

Được biết, mốc thời gian hoàn thành công trình nhà máy nước và đưa vào vận hành được ấn định trong năm 2020.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ HĐND TP Đà Nẵng tháng 11/2018, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ còn cho biết thành phố đang nghiên cứu các phương án đầu tư, như đầu tư bằng nguồn ngân sách, đầu tư thông qua Quỹ đầu tư phát triển thành phố… nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất cho dự án Nhà máy nước Hòa Liên.

Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa vào ngày 24/11 đã cùng đoàn công tác có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco). Bí thư đã đặt vấn đề nếu TP không mạch lạc và UBND TP không can thiệp đúng lúc, người dân Đà Nẵng sẽ trở thành “con tin” của Dawaco.

Có thể bạn quan tâm

  • Tương lai nào cho thị trường công nghệ toàn cầu?

    21:46, 04/12/2018

  • Hoa Kỳ đang cạnh tranh quyền lực với OPEC trên thị trường dầu mỏ?

    21:44, 04/12/2018

  • 5 nhiệm vụ chính của BCĐ Xây dựng Chính quyền điện tử và thành phố thông minh tại Đà Nẵng

    11:08, 04/12/2018

  • Thứ trưởng Bộ GTVT: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chỉ hỏng… 70 m2

    18:31, 03/12/2018

  • Đà Nẵng thu gần 28.000 tỷ đồng từ công nghệ thông tin

    07:00, 29/11/2018

  • Đà Nẵng kiến nghị gì với Thủ tướng về sân vận động Chi Lăng?

    14:27, 28/11/2018

  • Đà Nẵng: Sắp có kết luận thanh tra về bán đảo Sơn Trà

    13:58, 27/11/2018

  • Bế mạc Techfest 2018: Hơn 160 cuộc kết nối đầu tư được thực hiện

    13:25, 01/12/2018

Ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng nói rằng bằng mọi giá đến cuối năm 2020 phải đưa nhà máy nước Hòa Liên vào hoạt động, nếu không thành phố Đà Nẵng sẽ thiếu nước.

Theo ông Trương Quang Nghĩa, ngành nước là ngành nhà nước khuyến khích cho các thành phần kinh tế tham gia. Nếu dư thời gian, làm BOT rất đơn giản. Nhưng do tính cấp bách, phần xây dựng bây giờ thành phố chịu trách nhiệm.

Chúng ta tập trung làm luôn với bộ máy của mình. Xây dựng xong thì mình đấu thầu khai thác, thậm chí là chuyển giao dự án luôn, Nhà nước thu hết tiền về. Đề nghị UBND TP làm nhanh để thông qua chủ trương đầu tư nhà máy nước Hòa Liên tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2018. Luật pháp đã quy định chúng ta chọn cách thức đầu tư nào hợp lý, nhanh nhất, sau đó sẽ chuyển giao dự án cho mô hình quản lý khác” – ông Nghĩa nói tại buổi làm việc.

Kiều Vũ