Làm sao thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt?
Khắc phục những yếu điểm hạ tầng, có chính sách minh bạch, rõ ràng với nhà đầu tư, ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào những lịch vực còn yếu là những giải pháp thu hút đầu tư cho ngành du lịch.
Tại Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam 2018 vừa diễn ra, nhiều thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa các nhà đầu tư Việt Nam với đối tác nước ngoài đã diễn ra, với tổng trị giá hàng tỷ USD, với nhiều cái tên như Novaland và Minor; Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An và tập đoàn khách sạn Rosewood; Novaland và Greg Noman Golf Course Design; Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu và Hãng hàng không AirAsia... Những thoả thuận hợp tác chiến lược này được nhận định sẽ mở đầu cho sự thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam.
Đầu tư du lịch chỉ chiếm 4% tổng vốn đầu tư nước ngoài
Theo ông Lê Minh Dũng, Phó tổng giám đốc BIM Group cho biết, trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngành du lịch mới chiếm 4%, còn lại và tài chính, công nghiệp...
Chia sẻ kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao tới thị trường du lịch Việt Nam, ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group cho biết, Việt Nam có nhiều nguồn lực du lịch như địa danh, văn hoá, di tích và ẩm thực. Tất cả những điều này đều tạo sức hút và ấn tượng đối với du khách.
Tuy nhiên, ông Craig Douglas cho biết yếu tố con người, nhân sự về du lịch lại chưa được khai thác nhiều, trong khi đó đây là yếu tố để lại ấn tượng nhất với khách du lịch khi tới một điểm đến.
Nhìn chung Việt Nam đang có tăng trưởng về lượng cầu rất nhanh. Riêng 11 tháng đầu năm 2018, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ước tính số khách du lịch nội địa đạt 73,9 triệu lượt khách, trong đó có 36,1 triệu lượt khách lưu trú. Số khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 14,1 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo Tổng cục Du lịch, có nhiều hình thức đi du lịch kết hợp như đi hội thảo, tham gia thể thao. Ông Craig Douglas khẳng định, những hình thức kết hợp này tạo sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam có nhiều nguồn lực tài nguyên nhưng hiện nay đều đang bị khai thác quá tải, cần làm gì để phát triển du lịch bền vững và nâng cao trải nghiệm cho du khách, theo Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group, việc nên làm là cải thiện các dịch vụ để tăng trải nghiệm tốt cho du khách, từ đó mới có thể chọn sự tăng trưởng cho du lịch một cách bền vững.
Bên cạnh đó, việc phát triển các chính sách quảng bá để thu hút các nguồn đầu tư du lịch dài hạn cũng cần chú trọng, tránh quan tâm quá nhiều tới các nguồn ngắn hạn. Theo ông, điều này không có lợi cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy du lịch, có thêm tiền thì phát triển kinh tế nhanh hơn.
Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Khách sạn Lodgis cho rằng, Việt Nam không chỉ cạnh tranh giữa các quốc gia, mà ngay cả nội bộ khu vực cũng cạnh tranh với nhau như Bali, Singapore... Bởi nhiều du khách sẽ cân nhắc điểm đến nào nếu có điều kiện tương đồng.
Thúc đẩy cơ chế minh bạch
Với việc thu hút nhà đầu tư, chuyên gia này cho biết, Việt Nam nên thúc đẩy phê duyệt các chính sách liên quan đến đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Cần nhấn mạnh cho họ thấy Việt là điểm đến bắt buộc trong quá trình đầu tư của họ.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ngành du lịch nhận vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế
12:50, 06/12/2018
Việt Nam cần chi “mạnh tay” hơn cho xây dựng thương hiệu du lịch
10:45, 06/12/2018
"Cởi trói" visa tạo đột phá cho du lịch Việt
05:13, 06/12/2018
Thiếu hụt nhân lực ngành du lịch khiến doanh nghiệp phải “vơ bèo gạt tép”
17:38, 05/12/2018
"Chúng ta cần cung cấp thông tin để họ thấy cần phải chọn Việt chứ không phải là điểm đến khác. Chúng ta đảm bảo cho họ thấy Việt phù hợp hơn các khu vực khác", ông nhấn mạnh và chia sẻ thêm, Việt Nam là quốc gia mở cửa với nhiều nhà đầu tư. Những năm qua có nhiều tiến triển nhưng vẫn cần cải thiện.
Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis - Craig Douglas cho rằng các nhà đầu tư luôn ưu tiên phát triển đầu tư vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, vì thế với sự tăng trưởng của du lịch, khả năng hút vốn có tỷ lệ cao.
Theo ông, để chuẩn bị tốt nhận đầu tư, tài nguyên con người - phần mềm của ngành du lịch cần được nâng cao. Bởi đây là yếu tố quan trọng khi phục vụ ngành kinh tế dịch vụ này.
Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng muốn chọn những nơi có nguồn lao động tốt, có tiềm năng để mang kinh nghiệm, đào tạo được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, những thành phố, đô thị loại 2 như Hội An, Nha Trang, Cà Mau đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tuy tại đây không sản sinh lợi nhuận nhanh như đô thị loại 1 nhưng tiềm năng có thể tạo sự phát triển cho hạ tầng giao thông nơi đây. Đây là điểm ông nghĩ Việt Nam nên chú trọng. Bởi ông ví dụ tỉnh Huahin của Thái Lan đã rất thành công trong khía cạnh này.
Với kinh nghiệm đầu tư mảng khách sạn, nghỉ dưỡng và hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài, ông Lê Minh Dũng, Phó tổng giám đốc BIM Group đồng tình với quan điểm trên. Theo đó ông Dũng cho rằng, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có chính sách hợp lý. Theo đó, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng với nhà đầu tư, ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào những lịch vực còn yếu.
“Hiện, BIM đầu tư hơn một tỷ USD vào Phú Quốc nhưng nơi đây vẫn còn thiếu nhiều điểm vui chơi. Chính phủ và các địa phương cần xây dựng chính sách rõ ràng, công khai và minh bạch cho các nhà đầu tư. BIM Group hiện chủ yếu tập trung đầu tư ở Hà Nội, Hạ Long bởi những địa phương này đều có chính sách minh bạch”, Phó tổng giám đốc BIM Group cho biết.