Cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công: Thông lệ tốt nhìn từ quốc tế (Kỳ II)

Ngọc Phong 10/12/2018 05:10

“Các quyết định đầu tư phải đảm bảo chất lượng ngay từ đầu” là một trong nhiều khuyến nghị để cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công của Ngân hàng Thế giới.

Như đã thông tin ở bài trước, nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phân bổ đầu tư công đã được Ngân hàng Thế giới chỉ ra. Theo đó, nhằm đảm bảo thành công của hoạt động này, Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ 8 khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới để hoạt động phân bổ đầu tư công được thành công, theo thông lệ tốt của thế giới.

N

“Các quyết định đầu tư phải đảm bảo chất lượng ngay từ đầu” là một trong nhiều khuyến nghị để cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công của Ngân hàng Thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công: Thiếu điều kiện cần (Kỳ I)

    05:31, 09/12/2018

  • Thách thức quản lý đầu tư công

    04:19, 08/12/2018

  • Đầu tư công không thể không... siết!

    10:51, 21/11/2018

  • Không “đẻ” ra những quy trình mới trong đầu tư công

    18:57, 16/11/2018

  • Cần công khai minh bạch các dự án đầu tư công

    08:05, 16/11/2018

  • Đầu tư công không như ý?

    17:12, 14/11/2018

  • Luật Đầu tư công: Tăng cường vai trò tự chủ của các địa phương

    17:57, 12/11/2018

  • Đầu tư công và những câu hỏi khó trả lời!

    10:52, 31/10/2018

Trước tiên, trong các hệ thống theo thông lệ tốt, việc xây dựng dự án, thiết kế và thẩm định được bổ trợ bằng phản hồi về kết quả của dự án tương tự. Theo đó, đánh giá cơ bản sau khi hoàn thành dự án bao gồm cả phân tích các yếu tố đảm bảo thành công hoặc gây bất hại, và đánh giá tác động hậu kiểm nhằm vào tác động phát triển rộng hơn chưa được thực hiện một cách có ý nghĩa ở Việt Nam, mặc dù đã được tiên liệu trong Luật Đầu tư công. Điều này lại tiếp tục làm giảm tác động của công tác lựa chọn dự án.

Thẩm quyền từ chối cấp vốn ngân sách cho những dự án chưa qua được các bước đánh giá cần áp dụng theo quy định hoặc chưa nhận được những quyết định cần thiết là cách duy trì kỷ cương để đảm bảo chất lượng hiệu quả trong quy trình ban đầu.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, chưa có được cơ quan Trung ương nào của Việt Nam được giao nhiệm vụ rõ ràng để thực hiện vai trò “gác cổng” quan trọng này, mặc dù đó thường là nhiệm vụ của cơ quan phụ trách lập ngân sách đầu tư.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn có khả năng cải thiện khả năng dự liệu về vốn cho các dự án được lựa chọn, nhưng vẫn gặp phải những bất cập. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 được áp dụng trong bối cảnh danh mục dự án đang triển khai quá nhiều, trong khi đó lại không có một giai đoạn quá độ để chuẩn bị và mãi đến gần đây chưa có cơ chế rõ ràng nào để gắn nó với các kế hoạch đầu tư hàng năm được lập trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn với việc lập dự toán ngân sách trung hạn và hàng năm.

Theo Ngân hàng Thế giới, một khó khăn hiện hữu nữa là làm thế nào để gắn kết giữa Kế hoạch đầu tư công trung hạn cố định với kế hoạch ngân sách trung hạn được lập cuốn chiếu dự kiến theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và hiện đang được triển khai. Điều này làm nảy sinh khoảng cách giữa kế hoạch và ngân sách với hệ quả không tránh khỏi về khả năng dự liệu.

Khả năng dự liệu đòi hỏi phải hiểu rõ về những cam kết trong nhiều năm để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đang triển khai, nhưng hiện nay hệ thống thu thập và phân tích thông tin kịp thời về các cam kết tài chính ở cấp Trung ương hiện hành vẫn còn yếu kém. Ngay cả khi đã có thông tin, quy trình ngân sách chưa có cơ chế để phân bổ vốn một cách có hệ thống cho các dự án đang triển khai trước khi cân nhắc yêu cầu vốn cho các dự án mới.

Xuất phát từ những hiện trạng trên, để cải thiện hiệu quả phân bổ dự án bao hàm xử lý các khía cạnh về khả năng đảm bảo vốn, khả năng lựa chọn, khả năng dự liệu trong quản lý đầu tư công, Ngân hàng Thế giới đề xuất triển khai 8 khuyến nghị.

Một là, Cải thiện việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn cho hạ tầng quy mô lớn (Định hướng chiến lược).

Hai là, Tăng cường vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lồng ghép công tác thẩm định của Bộ Tài chính trong sàng lọc ban đầu đối với các dự án quy mô lớn có tác động đáng kể đến ngân sách (Định hướng chiến lược).

Ba là, Đảm bảo thiết kế hệ thống quản lý đầu tư công, ở khâu thẩm định cho phép khả năng đảo ngược quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (Thẩm định).

Bốn là, Biến các quyết định đầu tư thành quyết định quan trọng của các quy trình đảm bảo chất lượng ngay từ đầu (Thẩm định).

Năm là, Tạo hành lang pháp lý, kỹ thuật và năng lực để phân tích chi phí – lợi ích xã hội trở thành công cụ phân tích mặc định để hỗ trợ quyết định khi thẩm định (Thẩm định).

Sáu là, Thiết kế và triển khai chức năng thẩm tra độc lập mạnh hơn, tập trung vào các dự án quy mô lớn (Thẩm tra độc lập).

Bảy là, Lựa chọn và lập ngân sách phải đặt trong bối cảnh ngân sách trung hạn sát thực tế (Lựa chọn dự án).

Tám là, Chuyển sang quy trình ngân sách nhằm ưu tiên vốn một cách hệ thống cho các dự án đang triển khai trước khi phân bổ cho các dự án mới (Lựa chọn dự án).

Ngoài ra, đánh giá lại sự cần thiết của danh mục các dự án chuyển tiếp hiện hành, bao gồm cả việc đưa ra quyết định khó khăn nhằm dừng, bỏ các dự án kém chất lượng, không phù hợp, hoặc thất bại là điều kiện ban đầu để triển khai các biện pháp cải cách thành công.

Ngọc Phong