Dệt may Việt Nam và bài toán thiếu vải

Nguyễn Việt 08/05/2019 11:01

Quy tắc xuất xứ ngành dệt may trong CPTPP là mức độ khó nhất trong 16 hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, đó là quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.

Nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ nàysản xuất từ sợi trở đi, thì việc hưởng ưu đãi thuế quan 0% là vô nghĩa.

Nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ sản xuất từ sợi trở đi, thì việc hưởng ưu đãi thuế quan 0% sẽ trở thành vô nghĩa.

Mặc dù quy tắc này không phải áp dụng chung cho tất cả các dòng hàng dệt may, nhưng phần lớn các dòng hàng dệt may sẽ phải đáp ứng quy tắc này. Từ sợi có nghĩa bắt đầu từ khâu sản xuất sợi cho đến vải chưa thành phẩm, vải thô, vải thành phẩm, cắt may…để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, thì bắt buộc phải diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của CPTPP.

Hai mặt của một vấn đề

Và nút thắt của ngành dệt may Việt Nam chính là nguyên liệu. Mặc dù trong thời gian gần đây Việt Nam đã tự chủ và nâng cao được hàm lượng giá trị gia tăng trong thành phẩm dệt may xuất khẩu nhưng vẫn còn rất nhiều thành phẩm dệt may xuất khẩu sử dụng nguyên liệu không phải là nguyên liệu có xuất xứ của CPTPP.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành dệt may cần làm gì để khai thác hiệu quả cơ hội từ CPTPP?

    Ngành dệt may cần làm gì để khai thác hiệu quả cơ hội từ CPTPP?

    00:44, 06/05/2019

  • Làm sao để dệt may

    Làm sao để dệt may "thoát hiểm" trong CPTPP?

    16:00, 03/05/2019

  • Ban hành thông tư tránh cơ chế xin - cho trong xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico

    Ban hành thông tư tránh cơ chế xin - cho trong xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico

    18:03, 24/04/2019

  • Mong muốn Chính phủ thúc đẩy sản xuất nguyên phụ liệu dệt may

    Mong muốn Chính phủ thúc đẩy sản xuất nguyên phụ liệu dệt may

    08:00, 14/04/2019

Trước thực trạng này, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá, Hiệp định CPTPP đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối chặt chẽ, nhưng có 2 mặt của một vấn đề. Đó là, quy tắc này có thể gây khó khăn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, nhưng lâu dài sẽ khuyến khích ngành dệt may phải đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, để từ đó gia tăng giá trị nội địa cho hàng xuất khẩu nội địa của Việt Nam. Bởi vì ngành dệt may có sự cạnh tranh rất khốc liệt, nếu một quốc gia khác có đầy đủ điện, nước và nguồn nhân lực tốt hơn Việt Nam thì ngành dệt may có thể sẽ mất đi chỉ sau một đêm.

Do đó, để ngành dệt may phát triển bền vững thì không có cách nào khác là phải xây dựng các cơ sở đầu nguồn như sợi, vải. Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi của CPTPP chính là chất xúc tác để chúng ta bắt tay vào làm việc lớn này, bảo đảm sự phát triển bền vững trong dài hạn cho chính ngành dệt may.

Tuy nhiên, trong quy tắc xuất xứ cũng có những ngoại lệ, ví dụ trong một thời gian dài chúng ta có quyền sử dụng một số loại nguyên phụ liệu không có sẵn trong khu vực CPTPP. Như vậy, trong thời gian trước mắt ngành dệt may có thể dụng danh mục này để vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu từ ngoài khu vực CPTPP để làm ra các sản phẩm dệt may bán vào các nước CPTPP.

Về lâu dài, theo ông Khánh ngành dệt may phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là khâu sản xuất vải. Nhưng đây lại là khâu bất hợp lý nhất, vì Việt Nam là một đất nước xuất khẩu sợi với số lượng lớn mà lại phải đi nhập vải. Vậy vì sao có sự bất hợp lý này? Ông Khánh lý giải, ngành dệt may được tiếng là xuất khẩu nhiều, nhưng vẫn chưa đủ lớn để kêu gọi nhà đầu đầu tư bỏ vốn vào ngành dệt. Vì đầu tư vào một nhà máy dệt không chỉ vài triệu USD, mà phải lên tới vài trăm triệu USD.

Nếu đầu tư lớn như vậy nhưng không tìm được đầu ra, không bán được vải thì việc phá sản là cầm chắc trong tầm tay. Chính vì vậy, theo ông Khánh, chỉ khi nào ngành dệt may đủ lớn, với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lên khoảng 25  tỷ đến 30 tỷ USD, thì khi đó mới xuất hiện những động lực để thu thu hút các nhà đầu tư vào ngành này.

Nhấn mạnh lại khó khăn lớn nhất của ngành dệt may hiện nay không phải là nước thải, quỹ đất để xây dựng nhà máy dệt, mà chính là đầu ra cho lượng vải được sản xuất ra. Làm ra vải nhưng lại không bán được cho khâu may, bởi vì không có người mua, họ phải mua theo chỉ định của khách hàng. Cho nên, áp lực với ngành dệt may là cần phải có một thị trường rất lớn để các nhà đầu tư nhìn vào đó như một cơ hội bán được vải của mình. “Nhưng để tạo ra được thị trường này cho ngành dệt may thì vẫn còn nằm ngoài tầm với của tất cả chúng ta”, ông Khánh nói.

Vì sao phải nhập khẩu vải?

Chia sẻ nguyên nhân vì sao Việt Nam bị thiếu vải, và câu chuyện này chắc cũng ít người nhìn thấy, theo ông Khánh là do hiện nay chính sách quốc gia của chúng ta theo đề nghị của Hiệp hội dệt may Việt Nam đang khuyến khích vải nhập khẩu. Ông Khánh lý giải, nếu nhập khẩu vải về Việt Nam để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, thì vải nhập khẩu này không phải nộp thuế nhập khẩu, không phải nộp thuế GTGT trong vòng 270 ngày. Còn nếu mua vải trong nước để làm ra hàng may mặc xuất khẩu, thì ngay lập tức sẽ phải trả tiền vải, trả 10% thuế GTGT, và chỉ khi nào xuất khẩu hàng may mặc thì mới được hoàn lại 10% thuế GTGT đó.

“Vậy, nếu bây giờ tôi là một nhà sản xuất hàng may mặc, phải đứng giữa 2 lựa chọn, một là nhập khẩu vải thì không phải nộp một đồng thuế nhập khẩu, một xu thuế VAT, không phải trả tiền vải, vì đây là vải do khách hàng cung cấp. Thứ hai, mua trong nước thì phải chịu các loại thuế. Và câu trả lời rất đơn giản, tôi sẽ chọn vải nhập khẩu”, ông Khánh thẳng thắn.

Vẫn theo ông Khánh, việc này Bộ Tài chính đã nhìn ra vấn đề này, và muốn đưa chính sách quay trở về trạng thái “trung tính”. Có nghĩa, vải nhập khẩu khi vào Việt Nam cũng phải nộp thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu. Đến khi nào sản xuất xong hàng may và xuất khẩu đi thì sẽ được hoàn lại tiền thuế đó. Tuy nhiên, Hiệp hội Dệt may đã phản đối.

Ông Khánh đánh giá, chính sách thuế của chúng ta đôi khi có cảm tưởng đang khuyến khích xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu hàng may mặc cho nên miễn giảm thuế nhập khẩu, đồng thời cho nợ thuế VAT với vải nhập khẩu. Nhưng chính sự khuyến khích này đã gián tiếp tạo khó khăn cho vải sản xuất trong nước.“Khách hàng sẽ không mua vải trong nước vì họ vừa phải trả tiền tươi lẫn tiền thuế VAT ngay lập tức. Trong khi với vải nhập khẩu lại không bị mất một xu”, ông Khánh bày tỏ.

Bộ Tài chính đã nhìn thấy bất cập, nhưng rất tiếc cho đến thời điểm này vẫn chưa xử lý được. Để giải bài toán này, ông Khánh đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các bộ, ngành phải ngồi lại để tìm ra một lộ trình tốt hơn, nhằm khuyến khích sản xuất trong nước đối với nguyên vật liệu này.

Ông Vũ Đức Giang, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho rằng, lý do không khuyến bán vải sản xuất trong nước, ngoài việc phải đóng 10% VAT, thì quan trọng hơn là để khi nào thoái ra được mới là bài toán khó cho doanh nghiệp. Do đó, ông Giang kiến nghị việc xuất khẩu tại chỗ nên áp dụng tương đương như việc nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong nước.

Nguyễn Việt