Vì sao tỉ lệ giải ngân vốn ODA ngày càng "tụt dốc"?

Thy Hằng 17/06/2019 15:36

Thời gian gần đây, tỉ lệ giải ngân tại Việt Nam giảm từ mức cao 23,1% năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng chính.

Hiện, 80% nguồn vốn ODA của Việt Nam đến từ 6 ngân hàng là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia ODA và vốn vay ưu với 6 ngân hàng phát triển vào chiều 17/6.p/

Cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia ODA và vốn vay ưu với 6 nhóm ngân hàng phát triển diễn ra chiều 17/6.

Trên thực tế, tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.

Việt Nam được đánh giá đạt tỉ lệ cao về số lượng dự án hoàn thành và đạt kết quả phát triển và đạt các mục tiêu đề ra. Theo báo cáo đánh giá kết quả các dự án JICA, ADB, WB, các dự án của cả 3 nhà tài trợ này tại Việt Nam đạt kết quả cao hơn, tốt hơn các quốc gia khác (Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Sri Lanka) trên cơ sở hệ thống tiêu chí của các nhà tài trợ này.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỉ lệ giải ngân tại Việt Nam giảm từ mức cao 23,1% năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng, trong đó tỉ lệ giải ngân toàn cầu của ADB và WB năm 2018 lần lượt là 21% và 20,2%.

Năm 2018, tổng số vốn cam kết của 6 ngân hàng là 28,9 tỷ nhưng vốn cam kết chưa giải ngân hiện vẫn ở mức cao, khoảng 16,9 tỷ USD, bằng khoảng 7% GDP của Việt Nam.

Báo cáo từ Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại cũng cho thấy, 5 tháng đầu năm 2019, kết quả giải ngân vốn nước ngoài đã giải ngân cho đầu tư phát triển là 608 triệu USD, trong đó 6 ngân hàng phát triển đã giải ngân là 334 triệu USD. Giải ngân cho kế hoạch chi thường xuyên là 38 triệu USD. Giải ngân cho vay lại là 359 triệu USD, giải ngân từ 6 ngân hàng phát triển là 324 triệu USD. Duy có việc giải ngân cho hỗ trợ ngân sách là 115 triệu USD đã được 6 ngân hàng phát triển giải ngân toàn bộ là 115 triệu USD.

Chuyên gia đánh giá, nếu Việt Nam đạt được tỉ lệ giải ngân 21% trong năm 2018, sẽ giải ngân thêm được 1,8 tỷ USD, bằng khoảng 0,75% GDP của đất nước.

5 tháng đầu năm 2019, kết quả giải ngân vốn nước ngoài đã giải ngân cho đầu tư phát triển là 608 triệu USD, trong đó 6 ngân hàng phát triển đã giải ngân là 334 triệu USD. 

Trả lời trước Quốc hội về vấn đề này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu thực tế, các dự án về vốn ODA có tính chất khác nhau, có dự án giải ngân nhanh nhưng có dự án chậm. Giai đoạn đầu thực hiện dự án mất thời gian khảo sát để triển khai, việc này rất chậm, cộng với việc lập kế hoạch lại chưa sát, nhất là dự án vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn 2016 - 2020 tổng số vốn ODA xây dựng dự án giao thông chiếm 50%, giải ngân chậm là do năng lực của các chủ dự án chưa đáp ứng. “Có những dự án, ban quản lý dự án có năng lực triển khai được ngay nhưng cũng có dự án triển khai kém. Đặc biệt, còn có khó khăn, vướng mắc nhất về giải phóng mặt bằng. Công tác này chậm nên vốn ODA giảm hiệu quả do kéo dài thời gian”, Phó Thủ tướng cho biết.

Thừa nhận thực tế này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tiến độ giải ngân đang rất chậm. Mặc dù vẫn còn 1 tháng để các dự án hoàn thành thực hiện giải ngân vốn, nhưng số lượng giải ngân vẫn chậm.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn hàng năm diễn ra chậm, kế hoạch đầu tư trung hạn đến cuối năm 2018 Quốc hội mới có nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung 60.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công. Tuy nhiên công tác phân bổ chi tiết đến nay vẫn chưa hoàn thành.

“Nhiều dự án đã được ký kết nhưng chưa được đưa vào kế hoạch trung hạn, chưa kể nhiều chương trình, dự án đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng chưa được phân bổ vốn. Ví dụ như 10 dự án thuộc nhóm 6 ngân hàng phát triển đã được ký kết với tổng vốn vay là hơn 1,118 tỷ USD”, ông Hải nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao dự án ODA giao thông phải dùng nhà thầu ngoại?

    Vì sao dự án ODA giao thông phải dùng nhà thầu ngoại?

    06:11, 08/06/2019

  • Giải ngân vốn ODA chậm vì không đảm bảo vốn đối ứng

    Giải ngân vốn ODA chậm vì không đảm bảo vốn đối ứng

    11:43, 06/06/2019

  • Đại biểu Quốc hội: Cần tăng trách nhiệm của những đơn vị nhận vốn ODA

    Đại biểu Quốc hội: Cần tăng trách nhiệm của những đơn vị nhận vốn ODA

    01:02, 01/06/2019

  • Làm sao để các dự án ODA không còn “đắt đỏ”?

    Làm sao để các dự án ODA không còn “đắt đỏ”?

    11:30, 27/05/2019

Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm còn do các quy định về thủ tục còn phức tạp, trùng lặp, mức độ sẵn sàng của dự án thấp, quy trình và yêu cầu giải ngân…

Đồng thời, việc phân bổ kế hoạch vốn hàng năm chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm. Việc điều chuyển, điều chỉnh, bổ sung vốn trong năm diễn ra khá phức tạp. “Thực tế, các cơ quan trực thuộc Chính phủ thường xử lý theo từng đợt, khi quyết định thì vào gần thời điểm cuối năm, khi đó dự án không còn thời gian để triển khai và phải xin gia hạn dự án, gia hạn giải ngân, kéo theo nhiều thủ tục pháp lý”, ông Hải chia sẻ.

Ngoài ra, ông Hải cho rằng vướng mắc về sử dụng vốn cũng cần phải quan tâm. Nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục cho vay lại. Thủ tục thẩm định tài chính, thủ tục thẩm định tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam kéo dài, đặc biệt đối với đơn vị sự nghiệp công lập...

Thy Hằng