FDI tháo chạy: Sau may mặc là ngành nào?

Trương Khắc Trà 11/07/2019 11:15

Việc một số doanh nghiệp FDI rục rịch tháo chạy khỏi ngành dệt may Việt Nam không khỏi khiến chúng ta lo ngại về môi trường đầu tư hiện nay của Việt Nam.

Trao đổi với Nikkei Asian Review, ông Frank Chou, Chủ tịch kiêm CEO Makalot cho rằng, thời điểm tốt nhất để đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam có thể đã trôi qua, và các doanh nghiệp sẽ đối mặt với môi trường khắc nghiệt hơn.

p/Ngành dệt may Việt Nam đang cần doanh nghiệp FDI đầu tư vào khâu sợi, dệt nhuộm và vải nguyên liệu.

Ngành dệt may Việt Nam đang cần doanh nghiệp FDI đầu tư vào khâu sợi, dệt nhuộm và vải nguyên liệu.

Lý do tháo chạy

Makalot Industria là nhà sản xuất hàng đầu cho Zara, H&M, GAP… Việt Nam là cơ sở sản xuất lớn nhất của Makalot, chiếm tới 37% khối lượng. Nhưng từ bây giờ, họ bắt đầu thu hẹp sản xuất tại Việt Nam để mở rộng hoạt động tại Indonesia trong vòng 3 - 5 năm tới.

Tương tự, Eclat Textile - nhà sản xuất đồ thể thao cho Nike, Under Amor và Lululemon cũng dự kiến rời Việt Nam. Trong vòng 3 tháng đầu năm 2019, lượng giày dép mà Pou Chen sản xuất tại Việt Nam đã giảm 3%.

Tất cả 2 doanh nghiệp trên đều có chung một nỗi lo chi phí ngày càng tăng, nhất là chi phí nhân công. Đây cũng là một trong những lý do các doanh nghiệp FDI tháo chạy khỏi Trung Quốc trong thời gian qua.

Trên thực tế, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã khiến nhiều doanh nghiệp FDI rời bỏ Trung Quốc chạy sang Việt Nam, khiến cuộc cạnh tranh về nhận lực giữa các nhà sản xuất càng khốc liệt, đẩy chi phí nhân công tăng lên.

Điều đáng lo ngại

Khi các doanh nghiệp dệt may FDI rời đi, càng củng cố thêm một nhận định đã có từ 10 năm nay “để phát triển bền vững, không thể dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài”.

Hệ quả đầu tiên, khi Makolot, Pou Chen hay Eclat Textile… rời đi, sẽ để lại khoảng trống rất lớn, dư thừa lao động, hụt nguồn thu ngân sách, giảm đóng góp cho GDP… Và nếu cứ thấp thỏm theo nguồn vốn FDI, rồi đây sẽ còn chứng kiến viễn cảnh hiu hắt hơn khi các công ty khác như Samsung… rời đi do đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh.

Sự dịch chuyển FDI ra khỏi Việt Nam vào lúc này là tổn thất nghiêm trọng, khi Việt Nam chưa giàu nhưng đã già, đất nước chưa “hóa rồng, hóa hổ” mà dư địa làm ăn cho nhà đầu tư ngoại đã bắt đầu vơi bớt.

Doanh nghiệp may mặc nội địa đang đứng trước cơ hội ngàn vàng để bật lên thay thế doanh nghiệp FDI, nhưng trước hết phải giải quyết được khả năng cung cấp cho các nhãn hiệu lớn như H&M, Zara, Nike…

nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam xem xét lại chính sách thu hút FDI. Trong đó, có hai việc chính cần làm, một là tìm cách giảm chi phí nhân công; hai là thiết kế lại chính sách pháp luật phù hợp hơn khi môi trường đầu tư trở nên chật chội.

Trương Khắc Trà