Giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời khu vực Ninh Thuận: Cần sự chung tay của chủ đầu tư
Để tháo gỡ khó khăn trong việc giải tỏa công suất điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận, EVN đề xuất lắp đặt tạm hai trạm biến áp 220 kV
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất lắp đặt tạm 2 trạm biến áp 220kV Vĩnh Tân và Phước Thái dự kiến hoàn thành trong quý 2/2020.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận và các chủ đầu tư nhà máy điện năng lượng tái tạo về giải pháp giải tỏa công suất cho các nhà máy ở khu vực này.
Theo báo cáo của EVN, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 41 dự án điện gió và điện mặt trời với tổng công suất 2.447 MW đã được phê duyệt quy hoạch. Trong đó, tính đến 30/6/2019, đã có 18 nhà máy với tổng công suất 1.156 MW đưa vào vận hành. Các nhà máy này đấu nối chủ yếu qua đường dây 220 kV Tháp Chàm - Vĩnh Tân và đường dây 110 kV Tháp Chàm - Phan Rí.
Việc nhiều nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong một thời gian ngắn, đã gây quá tải cho hệ thống lưới điện từ 110 kV - 500 kV. Nguyên nhân chính là do việc đầu tư các dự án lưới điện truyền tải không theo kịp với tiến độ xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Cụ thể, thời gian xây dựng một nhà máy điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng, trong khi để hoàn thành một dự án lưới điện truyền tải mất từ 3-5 năm.
Để tháo gỡ khó khăn trong việc giải tỏa công suất điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận, EVN đề xuất lắp đặt tạm hai trạm biến áp 220 kV (Vĩnh Tân và Phước Thái), dự kiến hoàn thành trong quý 2/2020. Các trạm này sẽ cơ bản giải tỏa hết công suất cho những nhà máy điện mặt trời được đưa vào vận hành trước ngày 30/6/2019. EVN đề xuất các chủ đầu tư nhà máy điện năng lượng tái tạo đầu tư lắp đặt trạm, sau khi hoàn thành cho EVN thuê vận hành.
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN EVN cho biết, EVN rất cần sự chia sẻ, chung tay của các chủ đầu tư. Về phía EVN, Tập đoàn và các đơn vị sẽ tập trung mọi giải pháp, nỗ lực tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải.
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh Ninh Thuận đồng tình, ủng hộ chủ trương đầu tư trạm tạm, cũng như bổ sung quy hoạch các dự án lưới điện. Đồng thời, cần tính toán chi tiết, công khai, minh bạch để huy động hiệu quả nguồn lực từ các chủ đầu tư. Tỉnh Ninh Thuận cũng sẽ hỗ trợ tối đa các đơn vị trong EVN về công tác giải phóng mặt bằng.
Đầu tư gần 6.400 tỷ đồng mở rộng Nhà máy Thủy điện Ialy Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành Quyết định số 384/QĐ-EVN về việc đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng. Theo đó, dự án Nhà máy Thủy điện laly mở rộng (2 tổ máy x 180 MW) do EVN làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2) làm đại diện chủ đầu tư quản lý dự án. Tổng mức đầu tư 6.398,63 tỷ đồng. Trong đó, vốn của Chủ đầu tư tự thu xếp khoảng 30% và vốn vay thương mại không bảo lãnh Chính phủ khoảng 70%. Dự án xây dựng tại xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia Mơ Nông, la Kreng, thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Dự án khởi công quý I/2021, phát điện tổ máy 1 quý II/2024, phát điện tổ máy 2 quý III/2024. Dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Ialy nhằm tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điếm, góp phần cải thiện chế độ làm việc của Hệ thống điện, qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất của hệ thống. Đồng thời, tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả thừa hàng năm, tăng thêm giá trị sản lượng điện trung bình năm khoảng 223,6 triệu kWh/năm, góp phần giảm chi phí nhiên liệu hàng năm, giảm phát thải CO2 và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. m.h |